Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Tình cát 18

Hoàng lững thững đi dọc đường cái quan. Nắng ngày đã vãn, giờ này bến đò Vôi đang đợi chuyến cuối cùng. Qua sông, đi bộ chừng dăm cây số là đến ga Minh, tám giờ tối  mới có tàu Bắc Nam, kịp chán.


 Mới đó bốn ngày. Bốn ngày nhởn nhơ trên đất quê không một bóng người thân, chỉ nửa giờ trước mộ ba là có ý nghĩa, còn lại toàn những việc ngớ ngẩn và vô nghĩa. À mà tại sao không quay lên nghĩa địa Thị Trấn, viếng lại lần cuối mộ ba trước lúc ra đi? Phải đấy, dù gì cũng hai mươi năm mới trở lại, ngồi với ba ít phút trước lúc ra đi là việc nên làm. Biết đâu mình không còn cơ hội trở về, hoặc hai mươi năm sau mới trở về thì sao? Ừ, biết đâu đấy, dâu bể khó lường, những chuyện tưởng hiển nhiên bỗng dưng trở thành không thể.


Cũng như ngày xưa ấy, từ hòn đá Trịnh - Nguyễn phân tranh, Hoàng không ngờ mình có thể qua sông,  bỏ quê đi thẳng một mạch cho đến bây giờ. Cũng như khi anh tìm được thằng Béo chết tím ngắt bên suối cạn, chôn cất nó xong, không hiểu vì sao anh ôm cái Orionton của Xê trưởng, bỏ đơn vị đi thẳng một mạch về Xóm Cát, không một lời giải thích.


 Hoàng nhớ anh chôn cất thằng Béo xong đã bốn giờ chiều. Chỉ có hoa rừng, không có một thẻ nhang. Anh đứng trước nấm mồ của thằng Béo lòng băn khoăn làm sao kiếm được thẻ nhang. Có ai đó bảo: “ Thôi, về!” Thế là anh cúi mặt đi theo người đó. Đi mãi… khi ngước lên Hoàng đã thấy mình đang đứng trước bến Son. Thật không khác gì chuyện cổ tích.


 Đêm tối mịt, đen ngòm. Một ngọn đèn pin hạt đỗ dọi thẳng vào mắt Hoàng.


-Đồng chí đi mô?


Tiếng con gái non choẹt, nhưng cái bóng thì to đùng. Hoàng cúi mặt tránh ánh đèn.


-Đây là đâu?


-Bến Son. Anh ở mô về à?


-Vâng.


-Răng lại vâng? Tui hỏi anh ở mô về?


Hoàng sực tỉnh. Đây là bến sông Son, cách núi Sĩ Cào, nơi đơn vị anh đóng quân, không dưới năm mươi cây số. Lạ nhỉ. Mình đã đi bộ năm chục cây số rồi a? Nhanh thế, đi hay chạy mà nhanh thế. Bây giờ mới tám giờ tối chứ bao nhiêu. Mà sao mình lại đi về đây, khỉ thế.


- Anh ni hay! Hỏi đi mô không nói, ở mô về không nói.


 Cô gái chừng mười sáu tuổi to lớn phốp pháp đứng chắn ngang mặt Hoàng hắt ra mấy tiếng bực mình.


 Tiếng còi ô tô đâu đó bỗng vang lên. Lát sau tiếng ầm ì của đoàn xe tải. Cô gái bỏ Hoàng chạy đi. Hoàng đứng chơ vơ trên bên sông, không biết lùi hay tiến.  Bây giờ anh mới thấy đói, đói rã rời. Các khớp xương như đang sưng lên, bụng dưới đau thắt.


 Hoàng ngồi, kẹp cái đài vào bụng, nhìn quanh quất dọc bến sông. Một vài ánh đèn pin hạt đỗ lia ngang dọc. Hình như đoàn xe tải đang xuống ngầm phà. Tiếng con gái hét léo nhéo lẫn tiếng ầm ào của đoàn xe tải. Một pha đèn ô tô bật sáng. Hoàng nhìn rõ hai hàng đùi con gái trắng sáng đều tăm tắp kéo dọc ngầm phà nối từ bờ này sang đến tận bờ kia. Thì ra cả một đại đội nữ Thanh niên xung phong kéo quần lên tận bẹn làm cọc tiêu dẫn đường cho đoàn xe tải.


-Tắt pha đèn đi, muốn chết à!


Tiếng con gái ồm ồm như tiếng chị Nụ. Lạ, đàn bà chỉ huy hết thảy đều có giọng đàn ông.


- Không thấy gì hết em ơi!


Người lái xe vừa bật pha đèn không phải để nhìn đường, cốt để nhìn cho hết bốn năm chục cặp đùi thanh nữ đang phơi trần trên sông.


-Tắt ngay! Đừng có giỡn! Thích nhìn, qua sông đây cởi hết cho nhìn!


Một vài tiếng cười khả ố có nghịch ngợm có vang lên từ các cabin xe tải.


-Hứa rồi đó nghe, không rồi lại chối!


-Tắt đi!


Đèn pha tắt thật, hai hàng đùi con gái biến mất trong đêm. Hoàng ngồi bó gối chép miệng tiếc rẻ. Không mấy khi được chiêm ngưỡng bao nhiêu cặp đùi non lồ lộ thế kia.


À quên, tháng trước chứ đâu xa, cả đại đội một của Hoàng được một bữa no mắt nhìn đàn đàn lũ lũ con gái tiểu đoàn nữ Thanh niên xung phong đóng quân dưới chân núi Sĩ Cào mò về suối Giàng tắm tiên. Xê trưởng là người phát hiện ra cái khúc suối Giàng trong vắt, nằm khuất dưới những tàng cây cổ thụ, chính là bể tắm tiên của con gái khắp vùng này, cả lính tráng lẫn dân quê.


- Chiều ni tau chiêu đãi tụi bay một bữa thịt người, toàn gái tơ, ngon lắm.


Không mấy khi Xê Trưởng hào hứng như thế. Cả đại đội đứa nào cũng sáng mắt lên. Mớ thịt người mà xê trưởng định chiêu đãi phải ngon lành lắm anh mới hào hứng đến thế. Chắc chắn Xê trưởng phát hiện ra cái mỏ gái khoả thân này đã lâu rồi, sau khi chiêu đãi hết lượt cán bộ tiểu đoàn, giờ mới đến lượt lính tráng trong đại đội.


 Đúng, quả là ngon, quá ngon. Bốn chục thằng ém mình trên bờ suối, sau những lùm cây chàng nàng mắt mở mồm há nhìn xuống suối. Có hơn hai trăm cô gái khoả thân đang ngụp lặn trước mắt họ. Những thân hình trắng nõn nà uốn lượn chỉ cách mũi họ chỗ xa nhất không đầy hai chục mét. Tất cả đang phồng lên, đang óng ánh, dập dềnh những đường cong quyến rũ, đến Phật cũng muốn tụt quần nhảy ào xuống suối.


 Một vài ba cô đùa ngịch cách chỗ Hoàng nằm không đến mấy bước chân. Họ sờ mó nắn bóp nhau như trai gái làm tình, cười rúc rích, tiếng cười ngậy mùi dâm đãng. Một cô nhảy đại lên tảng đá, dạng chân vỗ bem bép.


- Đàn ông chết hết cả rồi há!


Hai trăm cô gái cười ré vang động cả cánh rừng,


 nghe như dàn kèn đồng đột khởi cất tiếng. Ngay sau đó có đến mấy chục cô thi nhau nhảy lên các tảng đá giữa suối, giạng háng vỗ bem bép, vừa vỗ vừa hú hét vừa cười khanh khách.


-Đàn ông chết hết cả rồi há!


 Mấy thằng nằm cạnh Hoàng điên cuồng dập suông, phóng ướt cả quần. Của Hoàng cũng cương lên quá cỡ, tưởng có thể nứt ra được.


-          Ơ tề! Anh ni vẫn ngồi đây à?


Cô gái lúc nãy đã quay trở lại. Ngọn đèn pin hạt đỗ lướt qua mặt Hoàng. Hoàng nhìn rõ cặp đùi trắng nõn, thon dài, múp máp chỉ cách anh không đầy một cánh tay. Ánh đèn pin rọi xuống bàn chân cô gái, từ từ lướt dần lên, hiện rõ một hai mảng bắp vế hồng tươi tròn lẵn đang ép dần lên đến tận bẹn.


- Ở mô tới đây mà không nói chi cả hè?


Câu hỏi vu vơ tuồng như không ăn nhập gì với ánh đèn làm như vô tình dẫn dụ Hoàng mơn trớn những gì anh vừa nom thấy.


 Hoàng đang cương lên, buốt đến tận xương sống. Tai ù mắt hoa, anh nhào tới ôm ghì lấy cặp đùi non và dúi mặt vào hai mảng bắp vế hồng tươi như đang cố tuồi ra khỏi bộ quân phục ướt sũng, dày cộp. Kì lạ, cô gái không hề phản ứng, cả cái giật mình thảng thốt cũng không. Chỉ một tiếng “ôi” rung nhẹ trong đêm.


 Cô gái vội vã tắt đèn, đứng yên mặc kệ cho  Hoàng hí hoáy nơi hõm tiên. Chợt cô quị xuống, mềm đi trong vòng tay riết mạnh của Hoàng. Cái hõm tươi nguyên ướt lạnh nước sông Son dần dần nóng ấm hẳn lên. Một chút gì nong nóng dần ướt nhoè, rin rín mặt Hoàng.


 Hoàng chồm lên mạnh mẽ như một con chó tranh mồi. Mặc kệ đời, mặc kệ đạn bom, mặc kệ đói khát. Cô gái lặng lẽ đẩy quần xuống quá bẹn cho Hoàng úp mặt lên đấy nhưng kiên quyết khép chặt đùi, không cho anh dấn sâu thêm nữa. Hoàng điên cuồng xé cặp đùi ra nhưng không được, không cách gì có thể được. Anh phóng phụt và rướn lên úp mặt vào bộ ngực đang vun lên, tràn ra ngoài khuy áo


- Lương mô? Con Lương mô rồi hè?


Cô gái đẩy Hoàng lật nghiêng, vội vã kéo quần te tái chạy.


-Em đây! Lương đây!


Một đoàn ô tô khác đang đến, bây giờ có thể nhìn rõ mấy khối lù lù đang lò dò xuống bến. Một ánh đèn pha kéo thành vệt đỏ độc dọc ngầm sông.


-Tắt đèn!


Rú lên một tiếng hét thất thanh.


 Một loạt loạt bốn quả rốc két phóng xuống bến sông. Tiếng rốc két  rền vang, vùn vụt những quầng sáng chói mắt hắt ngược lên, chốc lát tắt lịm. Lặng ngắt trong khoảng chín mươi giây rồi vỡ oà tiếng máy bay rít quệt qua đêm đen nghe sởn tóc gáy. Hình như là F4H. Tiếng rít rung bến sông, quần đảo một vùng trời.


 Hoàng ôm cái Orionton nằm sấp. Một đám bùn cát đổ ập xuống đầu. Hoàng cố nhấc mình lên, ôm cái đài vọt chạy. Anh lao ra dòng sông, chạy thục mạng cho đến khi nước ngập ngang bụng mới biết mình ngu, lội qua sông lúc này chẳng khác gì lao mình vào chỗ chết. Hoàng  sấp ngửa nháo trở lại.


 Một chiếc F4H sà rất thấp, nghe tiếng rít thì biết, tưởng như nó đang đâm thẳng vào gáy Hoàng. Hoàng ngã sấp xuống mép sông, vội vã vọt thẳng lên bờ. Chạy. Cứ hướng Tây mà chạy. Cách bờ chừng trăm mét, có ai đó ôm choàng lấy chân Hoàng, anh ngã dúi dụi. Vòng tay xiết lại, cứng ngắc, chặt đến nỗi Hoàng không tài nào rút chân ra được.


 Máy bay đột ngột biến mất, bất ngờ như khi chúng xuất hiện. Cả bến sông rơi vào im lặng rờn rợn. Hoàng lồm cồm bò dậy, thình lình đụng phải đầu tóc dài sũng nước. Thôi chết, một cô gái! Hoàng lật mặt cô gái, cái mặt trì xuống, như cố chúi sâu vào lòng đất. Hoàng cố hết sức lật ngửa cô gái ra, mãi mới được.


- Có sao không?


Cô gái vẫn nằm im, không lên tiếng. Hoàng rút chân ra khỏi vòng tay cứng ngắc của cô gái, chợt đụng phải cây đèn pin. Anh bấm đèn pin rọi và giật mình thấy mặt cô gái chỉ còn một nửa, nửa còn lại bị mảnh rốc két vạc đi, bây giờ chỉ là một đám thịt đỏ lòm. Cô gái đã chết, hình như là cô gái  vừa gặp, có phải không nhỉ? Có phải không? Có khi đúng rồi, đôi chân trần vẫn chưa kịp giấu đây này. Hình như cô gái quay lại tìm anh vừa lúc rốc két phóng. Hình như anh bước vào vòng tay cô  gái đúng lúc cô giãy chết. Có phải không nhỉ, có phải không? Ối trời ơi!


-Có người chết!


Hoàng hét to. Không ai trả lời cũng không có ai chạy lại.


-Có người chết!


Hoàng rống lên. Không ai trả lời cũng không ai chạy lại.


 Tiếng ô tô đồng loạt nổ máy. Một pha đèn bật sáng rồi vụt tắt lẹ làng như chớp. Hoàng nhìn rõ phía ngầm phà, đoàn xe tải đang cố bò sang bên kia sông. Hai hàng đùi con gái vẫn chôn chặt xuống lòng sông kéo dài tăm tắp. Tiếng ồm ồm của cô gái chỉ huy vẫn đều đặn vang lên, như là không có gì xảy ra.


Tiếng máy bay vòng trở lại, lần này chúng kéo cả bầy, bốn phương tám hướng đều có tiếng rít. Bốn quả pháo sáng nở bung. Cả bến sông trắng rợn, có thể nhìn thấy mấy khúc củi khô nổi lềnh phềnh trên sông. Đoàn xe tải bỗng biến đâu mất tăm, cả hai hàng đùi con gái cũng không còn. Bây giờ chỉ còn Hoàng và cô gái nằm phơi trên bến. Cái áo cô gái bị bung ra, tơi tả nhầu nát, lấm láp bùn và máu. Lồ lộ bộ ngực non, vun lên sáng ngời dưới ánh sáng trắng bốn ngọn pháo sáng cháy rừng rực giưã trời.


Máy bay quần đảo chừng hai mươi phút, đèn pháo sáng tắt chúng cũng biến mất tăm. Từ các hốc tối của bến sông, người ta ào ra chạy rần rật, la hét, gọi nhau ầm ĩ. Có ai đó túm cổ áo Hoàng nhấc lên, đó là một cô gái to đùng nhưng lùn tịt.


- Chưa chết à?


Cô gái buông Hoàng, vồ tới cô gái đã chết, rú lên một tiếng thất thanh:


-Con Lương chết rồi bay ơi!


Có hơn chục cô gái cùng chạy tới. Người khóc, kẻ lay gọi nhí nhéo, rối mù. Hoàng lồm cồm bò dậy, ôm cái đài, lừ lừ nhìn các cô Thanh niên xung phong đang ôm lấy cô Lương bế đi.


-Răng anh ni lại nằm đây?


Cô gái lùn tịt cất tiếng ồm ồm. Qua ánh đèn pin hạt đỗ, lộ ra ánh mắt khả nghi.


-Tôi thấy cô ấy chết, tôi gọi nhưng không ai nghe.


-Lái xe hay phụ xe?


Hoàng chẳng hiểu cô lùn tịt hỏi gì, cứ trương mắt nhìn.


-Đi mau lên! Xe đang đợi đó kìa!


Hoàng vẫn chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cả!


-Đi đi! Bỏ xe chạy té khói, còn ngồi đó hả!


Cô gái lùn tịt, chắc chắn là cô chỉ huy, rọi đèn thẳng mắt Hoàng.


- Đưa ông này về xe mau!


Ba bốn cô gái túm cổ áo Hoàng dậy, vừa đẩy vừa xốc nách, mau chóng nhét Hoàng vào cabin xe tải đang nằm trơ lại một mình bên này sông, dưới tán cây gì như cây cừa. Hoàng ngồi lọt thỏm trong cabin không người lái, không biết nên nhảy đại xuống chạy biến đi hay cứ  đổ lỳ, muốn ra sao thì ra.


-Nổ máy cho xe chạy đi, ơ kìa!


Các cô gái đập cửa xe thình thình.


-Mau lên! Máy bay tới bây chừ!


-Tôi không phải lái xe!


Hoàng chực hét lên và nhảy ra khỏi cabin, nghĩ thế nào anh lại ngồi im như một kẻ chết giấc.


-Đây đây! Tôi đây!


Một vài giây sau có ai đó kêu lên. Cánh cửa xe mở toang, người lái xe nhảy vào xe lập tức nổ máy cho xe lao xuống ngầm.


-Cậu Hoàng! Cậu đi mô ri?


Người đàn bà giặt chiếu tuồng như mọc dưới đất lên chắn ngang lối đi của Hoàng. Sau lưng chị là ngôi nhà tranh hai gian một chái, có lẽ là nhà chị. A, đây là xóm Trầu! Thế quái nào mình lại lạc lối vô đây?


-          Em đến thăm chị đây.


Thốt nhiên Hoàng muốn vào nhà Người đàn bà


 giặt chiếu. Ý muốn không cưỡng được, như có ai kiên quyết đẩy lưng anh bước qua cánh cổng tre cũ nát mọc đầy hoa giấy.


-          Rứa à, mời cậu vô nhà.


Người đàn bà giặt chiếu tủm tỉm cười, có vẻ chị không tin lắm tự nhiên Hoàng đến thăm chị.


-          Rồng đến nhà tôm! Rồng đến nhà tôm! Oa


 chà…


Chị giặt chiếu vội vàng tùa hết cốc chén bát đũa


ngổn ngang trên chiếc chõng tre.


-          Nhà tui không có khách, tết cũng không có ai


 vô, cậu Hoàng thông cảm.


            Chị giặt chiếu phủ tấm chiếu hoa còn mới lên chõng tre.


-          Oa chà, nhà văn Huy Hoàng đến nhà con gái


 ông Mẹt Vân.  Mời cậu ngồi.


Hoàng vừa ngồi xuống, bất chợt anh thấy khung ảnh treo trên vách có tấm ảnh một người lính nom hao hao giống Xê trưởng.


Xê trưởng thật, tấm ảnh chụp lúc anh đeo lon hạ sĩ, trẻ măng như chú bé thiếu sinh quân nhưng cái mặt Trạng Lợn không lẫn vào đâu được.


-          Đây là anh Xuyến có phải không chị?


-          Dạ, chồng tui đó cậu.


Hoàng sững sờ. Anh nhìn Chị giặt chiếu từ đầu


 đến chân, lại nhìn từ chân lên đầu. Nhìn đi nhìn lại mãi vẫn không mở miệng nói được tiếng nào. Sao đời lắm chuyện éo le đến thế này?


-          Uống nước đi đã cậu, chuyện đời dài lắm.


 Chị giặt chiếu đặt bát nước chè xanh vào tay Hoàng, nhìn anh tủm tỉm cười.


-          Anh Xuyến quê Nghệ An, gặp chị ở đâu?


-          Dạ ở đây.


Có cái gì đó lành lạnh chảy dọc xương sống, tim


 Hoàng đập mạnh. Xê trưởng đã về đây, về đây để làm gì?


            -Dạ về đây tìm cậu đó. Ảnh tìm cậu không ra lại tìm thấy tui. Cuối năm 1972 tụi tui làm đám cưới…


             Thế là đã rõ, cuộc đào ngũ bất ngờ của thằng Béo và sau đó là Hoàng đã buộc Xê trưởng về đến tận đây. Cuộc truy nã Hoàng bất thành. Thằng Béo đã chết, Hoàng biệt tăm không dấu tích. Vì lấy vợ sinh con Xê trưởng  đã ở lại đây hay là vì lệnh truy nã hãy còn nguyên giá trị? Đối với Xê trưởng mệnh lệnh cấp trên là bất khả biến, anh chưa bao giờ từ bỏ một việc gì trừ khi cấp trên ra lệnh từ bỏ. 


            Có thể bây giờ Xê trưởng vẫn chờ Hoàng, mới nghĩ thế thốt nhiên anh ớn lạnh. Hai mươi năm trước ở bến Son, nếu không bị các cô gái thanh niên xung phong bất ngờ đẩy lên cabin xe tải, rất cỏ thể Hoàng sẽ ôm cái đài Orionton của Xê trưởng quay trở về đơn vị. Khi đó chẳng có gì xảy ra hết. Không có lệnh truy nã tồn động hai mươi năm, Xê trưởng không lấy vợ sinh con ở nơi đây và Hoàng cũng không tự nhiên đứng trơ giữa nhà Chị giặt chiếu. Ừ nhỉ, rất có thể.


*


*               *

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét