Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

> HÃY ĐỂ CHO DÂN CÁI LAI QUẦN (!?)


     * MINH DIỆN

              Khi  Vương Đình Huệ đặt chân vào “nhà đỏ” rồi ngồi lên ghế Bộ trưởng Tài chính, ít người biết ông, vì trước đó ông làm trong ngành kiểm toán chả mấy khi xuất hiện trước công chúng. Chỉ đến khi Vương Đình Huệ  tuyên bố với nhóm doanh nghiệp xăng dầu: “Chúng tôi điều hành thị trường xăng dầu không vì quyền lợi của 11 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, mà vì lợi ích chung của gần 90 triệu dân!” thì tiếng tăm ông mới nổi.
Bấy giờ, tương phản với một gương mặt ngây ngô như trẻ con, bộc lộ  tính hiếu thắng, của Bộ trưởng giao thông vận tải Đinh La Thăng, là một gương mặt điềm đạm, kín đáo của Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ. Nhiều bài báo ca ngợi, có bài đặc tả  tuổi thơ kém may mắn của Vương Đình Huệ, nhằm cắt nghĩa tính quyết đoán, và tố chất làm công bộc cho dân của ông. Những em học sinh ngây thơ, và cả  những vị giám đốc doanh nghiệp từng trải, đã viết thư ngỏ cho Bộ trưởng Vương Đình Huệ, người coi ông là thần tương, kẻ hy vọng ông có thể cứu nguy cho doanh nghiệp! Người ta kháo nhau,  đây chính là gương mặt sáng giá trong hàng bộ trưởng nhiệm kỳ này.
               Nhưng rồi giá xăng dầu tăng liên tục, Vương Đình Huệ vẫn cho là hợp tình, giá điện nhảy “Lam ba đa”,  vẫn cho là hợp lý,  và mới đây ông ra sức chứng minh rằng,  chính sách thuế của Việt Nam  "ưu viêt", là khoan sức dân, là làm cho nhà nước thất thu hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ, thì hình như ông đã quên lời tuyên bố vì lợi ích của  gần 90 triệu dân rồi!?
 
                Thật tức cười khi Vương Đình Huệ lấy  tỷ lệ thuế thu nhâp doanh nghiệp Việt Nam so sánh với tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp Mỹ, rồi bảo rằng  thuế Việt Nam  nhẹ hơn thuế Mỹ!
                Đã nhiều lần  người ta lên tiếng cảnh tỉnh các chính khách nước nhà cẩn thận khi sử dụng phép so sánh, kẻo bia miệng tiếng đời, mà hình như các vị vẫn bỏ ngoài tai.  Còn nhớ 51 năm trước, nhà thơ chính trị Tố Hữu huyênh hoang “trông Bắc, trông Nam trông cả địa cầu” không đâu bằng Viêt Nam “Chào 61 đình cao muôn trượng!” làm người ta nhổ bọt. Cứ tưởng cái  thời những gì của CNXH đều tốt, những gì của tư bản đều xấu, kém: “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ / Trăng Trung Quốc tròn hơn mặt trăng nước Mỹ” đã vĩnh viễn bị chôn vùi, thì mới đây bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan còn lại huyênh hoang hơn cả Tố Hữu rằng “chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta dân chủ gấp vạn lần chế độ tư bản chủ nghĩa!”. Thời trước dối trá dễ vì bưng bít được thông tin, bây giờ cố tình bưng bít cũng không nổi!
               Vì vậy khi  Bộ trưởng Vương Đình Huệ  so sánh  thuế  Việt Nam với thuế  Mỹ, rồi thuộc cấp của ông là Thứ trưởng Vũ Thị Mai phụ họa “Thuế  như vậy là khoan sức dân lắm rồi” thì mọi người ngán ngẩm bảo nhau: “Vương Đình Huệ cũng không hơn Đinh La Thăng!”
                 Nước Mỹ, dù trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, thu nhập bình quân đầu người (GDP) vẫn đạt  47.094 đô la , trong khi Việt Nam đến năm 2014 may ra mới đạt 1.811 đô la. Phải chăng Vương Đình Huệ không biết sự chênh lệch  một trời một vực ấy, hay  ông cố tình lờ đi, chì so sánh một vế  để  lừa dân ?
                Ai cũng biết, khoan thư sức dân được phản ảnh bằng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quôc nội, tỷ lệ càng cao thì khoan thư sức dân càng thấp. Hiện tại , tỷ lệ đó ở Trung Quốc 17,3%, Thái Lan và Malaysia 15,5 %, Philipines 13%, Indonesia 12,1% , Mỹ 11% và  Ấn Độ 7,8%, trong khi Việt Nam 28%.
              Việt Nam đã và đang duy trì chính sách bảo hộ thuế, thuế chồng lên thuế,  bắt doanh nghiệp và người dân phải gánh chịu tỷ lệ thuế trên GDP gấp 1,4 đến 3 lần so với các nước trong khu vực. Thuế cao cộng lãi suất ngân hàng ngất ngưởng, khiến  các doanh nghiệp không còn nguồn lưc tích lũy đầu tư dẫn đến suy kiệt. Chỉ trong nửa đầu năm 2012 đã có hơn 200.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa  phá sản và ngừng hoạt động,  kéo theo gần một triệu người thất nghiệp. Bức tranh sỉn màu ấy phản ảnh trung thực chính sách tài chính Việt Nam: Thuế và phí bủa vây, bóp nghẹt mức thu nhập ngày càng teo tóp của người dân và doanh nghiệp, làm cho cuộc sống nghẹt thở.
              Thử hỏi, trên thế giới có nơi nào nhiều loại phí như Việt Nam? Và ngược dòng lịch sử, khi thưc dân Pháp đô hộ dân  ta,  có bao giờ  thuế chồng thuế, phí chồng phí như bây giờ?
              Hãy nhìn bản thống kê các loại phí giành cho phương tiện giao thông đường bộ, một phương tiện ảnh hưởng trực tiếp đến cái ăn, cái mặc của  mỗi người dân, để thấy nó nặng nề và vô lý cỡ nào ? Phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí xăng dầu, phí bình ổn giá xăng dầu, phí bảo hiểm, phí bảo trì đường bộ, phí ô nhiễm môi trường.  Nếu nay mai phí lưu hành và phí vào nội đô được áp dụng, sẽ là chín loại phí.
              Nhưng nào đã hết nợ! Mỗi khi lưu thông trên mỗi cung đường, còn phải bỏ  tiền  đề vượt  qua một cái barie của trạm thu phí BOT. Những trạm thu phí BOT nhan nhản  trên các tuyến đường còn gập gềnh  ổ gà, ổ trâu, mà mỗi trạm bán vé  từ 10 đến 200.000 đồng tùy cung đoạn và phương tiện lưu thông. Muốn xe chạy nhanh hơn, êm hơn một chút  trên đường cao tốc, thì giá đắt đỏ gấp ba lần. Ví dụ, chỉ vài chục cây số đường cao tốc  Sài Gòn – Trung Lương, phải bỏ ra 320.000 đồng mua vé.
               Nhưng như thế vẫn chưa hết tội!  Mỗi phương tiện lưu thông còn phải chi tiền mãi lộ cho cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, như một thứ luật bất thành văn, như một loại phí bắt buộc,  được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
             Bây giờ lại mới phát sinh  một thứ phí nữa, “ưu tiên” cho bà con nông dân, với cái tên mỹ miều là “ nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đó đóng góp xây dụng  hệ thống giao thông liên thôn xóm, trường tiểu hoc, bệnh xá, nâng cấp di tích văn hóa. Trung ương khuyến khích địa phương làm bằng được. Các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể báo cáo với trung ương, rằng  đó  là kết quả của công tác vận động quần chúng, là người dân tự nguyện, là sự đồng  thuận(!?)  Sự thực đâu phải thế ! Có rất  ít người tự nguyện, mà sự thật là người dân  phải  góp tiền, góp thóc theo tỷ lệ , bổ trên từng hộ, từng đầu người. Hãy thử về một vùng quê hỏi xem, người dân nào không chịu đóng góp vào những công trình “nhà nước và nhân dân cùng làm” ấy có sống nổi với chính quyền thôn xã ?
 
            Nước Mỹ, với chế độ tư bản chủ nghĩa, tất nhiên không  "ưu việt" bằng chế độ xã hội chủ nghĩa như nước ta! Nhưng, người Mỹ ngoài mức thuế phải đóng theo luật, không phải đóng bất kỷ khoản phí vô lý nào. Và khi người dân đóng thuế thì nhà nước nước phài lo cho dân từ A tới Z. Trẻ con  được ăn học từ nhỏ đến hết phổ thông trung học không mất tiền, không phải chạy trường chạy lớp, không phải học thêm, học kèm; phụ huynh không phải lo bồi dưỡng thầy cô, và nhà trường không có bất kỳ khoản phụ thu nào. Người lớn, không phân biệt công chức, tư chức hay thường dân, mất việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp, khi nghỉ hưu được lĩnh lương, mức thấp nhất cho một người mới có thẻ xanh, nghĩa là chưa chính thức làm công dân Mỹ, cũng được 400 đô la/tháng, bảo đảm được nhu cầu cân fthiết nhất trong cuộc sống. Người dân Mỹ đóng thuế là để bảo trì cuộc sống hiện tại và tương lai của chính họ, còn người dân Việt Nam đóng thuế, đóng phí để nuôi ai?
              Ông Đinh La Thăng bào rằng: “Việc đóng phí thể hiện sự yêu nước nên người dân phải thấy hạnh phúc và tự hào” (!?) . Cái cách hô hoán theo thói quen của một anh cán bộ phong trào đó chỉ làm người ta thêm tức cười. Nhưng, ngay những lời nói, việc làm của  người được coi là có trình độ chuyên môn như Vương Đình Huệ ('tài' bao nhiêu, 'chính' bao nhiêu?) khiến cho người ta nghĩ ông không vô tình,  mà là ông đang quay lưng lại với nhân dân!
             Chưa có bằng chứng nào về việc Vương Đình Huệ tình nguyện hay bị một nhóm lợi ích nào khống chế, nhưng những chính sách thuế,  phí  và giá  do ông hoạch định và bảo vệ  đang đè nặng lên đầu lên cổ người dân, nó trái ngược với lời ông đã nói là vì lợi ích của gần 90 triệu dân.
            Một bà má Nam Bộ, từng chỉ huy đội quân tóc dài thời kháng chiến đã nói với người viết bài này: “Tụi tao trước kia theo gương Út Tịch, còn cái lai quần cũng đánh giặc, để bây giờ tụi bay thu luôn cả cái lai quần của bà hay sao” (!?).
           Với chính sách tận thu, triệt thu ngân sách hiện tại, không phải khoan thư sức dân mà là “ khoan” thủng ruột dân.
             Tháng 6 (âm lịch) năm Canh Tý 1.300, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương lâm bệnh. Vua Trần Anh Tông tới thăm và hỏi về kế sách 'an dân hưng quốc', kế sách chống ngăn giặc phương Bắc, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khuyên vua: “Cách ấy cốt phải tự lúc bình thì khoan thư sức cho dân, để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là cái thuật giữ nước hay hơn cả”.  
               Người dân bình thường không có được lời cao ý sâu, như bậc Thánh nhân, chỉ khuyên Vương bộ trưởng một lời mộc mạc: Hãy để cho dân cái lai quần, nhỡ khi “bộ phận không nhỏ đe dọa sự an nguy của chế độ” người dân còn lo đánh giặc, giữ nước!
M.D
 

Sao thấy im re vậy ta?

Hôm qua đến giờ báo chí trong ngoài nước đưa tin tỉnh Hải Nam vừa ra quy định mới cho phép cảnh sát biên phòng quyền «lên tàu, tịch thu giữ và trục xuất các tàu ngoại quốc xâm phạm trái phép vùng biển của tỉnh». ( tại đây)  Thiên hạ đều biết cái "biển Hải Nam" trong qui định kia chính là cái lưỡi bò Biển Đông. Chính TQ cũng giao cho Hải Nam thành lập và quản lý " thành phố Tam Sa". Bây giờ Trung quốc giao cho tỉnh Hải Nam  quản lý Biển Đông.


Nói rứa để báo quí vị biết đây không phải chuyện quản lý biển của tỉnh Hải Nam. Nó là  thực sự  là chuyện TQ ngang nhiên quyết định quản lý Biển Đông. Tất nhiên quí vị thừa biết chuyện này nhưng nếu không nói to lên sợ quí vị lại đánh trống lãng, bẻ queo đi, nói không không, đó là quyết định quản lý hàng hải của tỉnh Hải Nam thôi mà, có chi mà rộn lên.


Tin nóng hôi hổi, Hoa kỳ vừa triệu Đại sứ TQ đến để phản đối cái lưỡi bò bố láo trong hộ chiếu và lệnh kiểm soát Biển Đông cực kí bố láo của TQ. ( Tin nóng hôi hổi tại đây) Theo Ls Vũ Đức Khanh, người  đưa tin này thì "hiện giờ đã lưu hành tại BNG HK một bản thảo của một “Press Release” mà BNG HK sẽ đưa ra sau buổi họp chiều nay với Đại sứ Zhang với nội dung được cho là ”mạnh mẽ” nhất từ phía HK từ trước giờ."


Còn ta thì sao? Ta có triệu tập đại sứ TQ để phản đối không? Ông Lương Thanh Nghị có lên tiếng phản đối không?  Sao thấy im re vậy ta? Một bước leo thang trắng trợn nguy hiểm của TQ  như vậy lẽ nào ta im lặng cúi đầu?


Cái lưỡi bò hộ chiếu dù sao cũng là chủ quyền trên giấy. Còn đây là chủ quyền thực tế ở Biển Đông. Với cái quyết định đểu của TQ, biển đông coi như đã bị TQ chúng cướp trắng. Dân chài ta dọc hai ngàn cây số biển sẽ sống ra sao? Việt Nam có tồn tại được không khi làm bất cứ việc gì trên Biển Đông cũng bị ngăn chặn, khám xét và bị trục xuất khỏi vùng biển của ta? 


Rất rõ ràng, trước quyết định quản lý Biển Đông kia mà ta vẫn im lặng cúi đầu tức là ta mất trắng Biển Đông. Hãy lên tiếng phản đối và có hành động kèm theo để bảo vệ lấy chủ quyền, đó là việc làm hiển nhiên của một chính quyền biết đặt xã tắc lên trên hết.


Không có xã tắc thì không có chế độ, không có gì hết.  Hãy lên tiếng đi, hành động đi. Đừng có hy vọng hão vào  16 chữ vàng nữa quí vị ơi, khổ lắm!


NQL



> NHẬN DIỆN “GÓC KHUẤT” PHÍA SAU ĐƯỜNG LƯỠI BÒ


* Bùi Văn Bồng
     Trong báo cáo chính trị Đại hội 18 ĐCSTQ, ông Hồ Cẩm Đào nêu rõ: “Trung Quốc phải nỗ lực xây dựng trở thành cường quốc biển”.

Tại cuộc họp báo định kỳ hôm 29-11-2012, ông Geng Yansheng, phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói: “Trung quốc mong muốn trở thành một quyền lực trên biển nhằm khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ quyền lợi hàng hải và lợi ích của TQ, đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế xã hội.Điều đó không có nghĩa TQ đang mở rộng sự hiện diện và giành quyền làm bà chủ đại dương" (?!). Geng Yansheng nói tiếp: “Lập trường kiên quyết bảo vệ lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của TQ không nên được coi là thái độ cứng rắn”!
                    Hôm qua (30/11), ông Surin Pitsuwan, Tổng thư ký của Hiệp hội 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam, nhấn mạnh kế hoạch của Bắc Kinh giao cho tỉnh Vân Nam (tỉnh có cái gọi là "thành phố Tam Sa") được quyền kiểm soát biển Đông và sẽ cho cảnh sát biên giới-biển có quyền lục soát, tịch thu, và trục xuất tàu nước ngoài ‘xâm nhập trái phép’ vùng biển mà Bắc Kinh nhận chủ quyền ở biển Đông đang có tranh chấp. Ông Surin cho rằng đây là một sự kiện hết sức nghiêm trọng, một hành động dấn lên rất trắng trợn của Trung Quốc làm leo thang gia tăng căng thẳng tại khu vực liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển Đông. Ông Surin đã khuyến cáo rằng tranh chấp Biển Đông nếu không giải quyết thỏa đáng có nguy cơ trở thành một ‘Palestine của Châu Á’.
                  Thực chất, mưu đồ bá vương, bành trướng ra mọi khu vực cả 4 phương (Nga, Mông Cổ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đông Dương) của Trung Quốc từ xa xưa đến nay không ai còn lạ gì. Nhất là vùng biển Đông và cả khu vực Đông Nam Á, với máu bành trướng xuống phương Nam, nhà cầm quyền Trung Nam Hải không dễ gì buông tha.
                   Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bảnđồ tác chiến tầm chiến lược nhằm xâm chiếm biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt khúc khảo cứu hải dương”, “cửu đoạn hải giới”…Cái chữ “hải giới” đã bộ lộ ý đồnhư một “hằng số” - số không đổi, trong mưu đồ bá vương, bành trướng của giới cầm quyền Trung Nam Hải muốn độc chiếm biển Đông.
              Với đường lưỡi bò, sẽ không một nước nào còn biển đểmà đàm phán trong tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Việc in đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông của Trung Quốc đã bộc lộ rõ sự thâm độc và nham hiểm đó.
             Hiện nay các nước trong vùng Đông Nam Á không gọi đường chữ U, hay “cửu đoạn hải giới” theo như TQ tự đặt ra, mà không ai bảo ai đều gọi là 'Đường Lưỡi Bò', vì họ gần như đồng quan điểm nhìn nhận với nhau là lòng tham lam, ý đồ bành trướng của Trung Quốc khác nào cái lưỡi bò liếm ngoẹo khắp chung quanh để rồi cái gì cũng muốn vơ vào cho nước mình, nhất là những nơi có nhiều nguồn tài nguyên quý. Đất nước của họ rộng rồi, muốn rộng hơn nữa,đ ông dân rồi, muốn đông thêm nữa.
                      Thực tế từ nhiều đời qua, cả mấy nghìn năm, ai chẳng thấy máu bành trướng của Trung Quốc cứ dâng lên phừng phừng, không có độ dừng. Xưa nay, tuy đất rộng, người đông không nước nào sánh bằng, nhưng TQ vẫn còn lấn chỗ này một chút đường biên, chen chỗ kia chút biển, nhòm ngó đảo này đảo kia của nước láng giềng.
            Nhìn lại, mưu đồ bá vương, bành trướng có quy mô, có tầm chiến lược ghê gớm nhất của TQ là từ những cuối thập niên 60 của thế kỷ trước. Khi ấy, đánh hơi thấy khả năng VN sắp thắng Mỹ-ngụy, sẽ giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước, TQ đã sắp sẵn ý đồ tắp tâm từ lâu hòng thế chân Mỹ thôn tính Đông Dương. Đối với TQ, bán đảo này là vị trí chiến lược, là cửa ngõ phía Nam, là miếng mồi ngon nhăm nhe cả nghìn năm chưa dễ nuốt.

Nhiều đời, từ giặc Ân đến giặc Minh đều không “bình định”, chinh phục nổi Việt Nam, thậm chí nhiều nơi đã cắm quan người Tàu cai trị đến tận quận, phủ, nhưng rồi cũng bị Việt Nam đánh cho tơi tả, ôm đầu máu chạy về cố quốc. Muốn “lấy” VN từ lâu rồi, nhưng khi quân Minh bị tan tác, đến đời nhà Thanh thì sự biến trên thế giới thay đổi, TQ đành phải tạm gác ý đồ xâm lược, thôn tính VN. Đúng ra, bối cảnh và tình hình khu vực, không tạm gác cũng không còn cách nào hơn: Từ cuối thế kỷ 19, VN bị Pháp xâm lược, rồi sau 1954 lại bị Mỹ can thiệp, Mỹ xâm lược, TQ đành găm lại ý đồ tràn xuống phương Nam, chờ thời cơ. Thật là“miếng ngon mất đi sầu bi phát khùng”.
          Thế nên, khi ấy, dù nội bộ có “bè lũ 4 tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Hồng Văn gây rối lung tung, lộn tùng phèo nội bộ thiên triều Trung Nam Hải, nhưng TQ vẫn đưa ra một số nội dung về đối ngoại và cả đối nội, bắt VN phải 'từng bước phục tùng' đại quốc.
             Khi VN tỏ thái độ cứng rắn, giữ vững quan điểm độc lập chủ quyền, tỏ ra không “tâm phục khẩu phục”, thì TQ liền đỏ mặt tía tai. TQ cho là VN chỉ quá nghe lời LX, nghe ông Tây, hoặc bị LX xúi giục nên đã gây nhiều cuộc xung đột biên giới với Liên Xô từ thời đó. Đến mức, tình hình xung đột hai nước lớn vẫn là nỗi đau, nỗi lo của Hồ Chủ tịch trước khi Người ra đi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Về phong trào Cộng sản thế giới - Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa cácđảng anh em!..”.
Tiếp đến, nhà cầm quyền TQ lúc đó còn có nhiều động thái với đủ kiểu hăm hè, đe dọa, khống chế VN. Ai đã từng chứng kiến và theo dõi thời cuộc vào cuối những năm 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ trước đều biết rất rành rẽ ngọn nguồn về những khó khăn trong giải quyết mối quan hệ với nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” này.
Thời đó, cả hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc đều ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ. Liên Xô ủng hộ bởi muốn giữ vững và mở rộng thành trì CNXH ở khu vực Đông Nam Á. Còn Trung Quốc, với sự tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lê-nin nửa với, ý thức về CNXH 'theo kiểu Mao-ít', chủ yếu ủng hộ VN là muốn đánh bật Mỹ ra khỏi Đông Dương để TQ thực hiện ý đồ trùm khu vực.
Bởi vì khi VN đánh thắng Pháp, quân Tàu Tưởng thấy thời cơ ngon ăn nhảy vào thế chân Pháp, bị Hồ Chủ tịch nhìn thấy dã tâm không thiện chí, đã phải ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, để Pháp dẹp Tàu Tưởng. Ai ngờ, ngay sau đó, Mỹ lại nhảy vào miền Nam Việt Nam. Cho nên, TQ tức mà không thể kêu được, hầu như phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Vì thế, xét động cơ giúp VN thì trong đó có cái chủ đích của TQ giúp VN là coi như tự giúp mình, tự chủ động“giữ cho mình”, có lợi thì mới làm, buông VN thì mất hết quyền chi phối, bá chủ khu vực. Nếu như không giúp VN đánh Mỹ, để cho đế quốc đầu sỏ đầy sức mạnh này mà chiếm được cả VN thì coi như tiêu, nguy to. Mỹ mà nằm ngay sát nách Trung Quốc thì coi như “thượng phong tiêu thế, đại kế tiềm vong” (cái thế thượng phong bị triệt hãm, mưu lớn bị mất).
Thế nên, thời đó cả 'hai nước lớn XHCN'  đều nhiệt tình dồn sức ủng hộ VN, muốn Mỹ phải cuốn gói nhanh khỏi VN. Cũng là giúp VN đánh Mỹ, nhưng Liên Xô giúp trang bị vũ khí tối tân, hiện đại, chuyển giao kỹ thuật sử dụng và tác chiến (tên lửa, máy bay, xe tăng...), còn Trung Quốc giúp quân trang (quần áo Tô Châu, mũ cối, giày dép, lương khô, bi đông đựng nước uống...).
Cũng vì “cái lưỡi bò” tham lam trên biển Đông, nhìn quá lại một chút từ năm 1956, lợi dụng tình hình Pháp rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc cho quân đội ra chiếm nhóm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa, rồi cho quân đội ra chiếm đảo Ba Bình trên quần đảo Trường Sa.
Tháng 1-1974, lợi dụng tình hình sau Hiệp định Pa-ri, Mỹ phải rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc tranh thủ ăn chặn, chiếm chỗ trên biển Đông, qua mặt chính quyền Hà Nội, gian manh đánh lén, dùng một lực lượng hải quân, không quân quan trọng đánh chiếm nhóm phía tây quần đảo Hoàng Sa khi đó do quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Năm 1988, Trung Quốc lại huy động lực lượng không quân, hải quân tấn công chiếm sáu điểm trên quần đảo Trường Sa, từ đó ra sức củng cốcác điểm này làm bàn đạp cho những bước tiến mới.
Nhắc lại một sự kiện đi đã vào lịch sử thế giới, loài người không bao giờ quên được tội ác diệt chủng của Khơ-me đỏ ở Cam-pu-chia. Đâu phải ngẫu nhiên nội tại đất nước Chùa Tháp này tự nứt nòi ra cái bè lũ diệt chủng Pôn-pốt, Iêng-xa-ri, Khiêu-xăm-phon độc tài phát xít tự hại chính dân nước mình như thế? Cái gốc sâu xa của cuộc nội chiến, gọi là “Xây dựng chế độ Cộng sản Pôn-pốt”, gây ra cảnh tang tóc đầu rơi như sung rụng, máu chảy thành sông ở CPC, xem ra không ai khác mà chính là TQ, ông thầy Tàu đầy mưu sâu kế độc thâm hiểm do lòng tham mở rộng cương thổ bá quyền.
Nào! Ta hãy lên dường đi Khe Mơ (Kh'mer)
làm chuyên gia cho Pôn Pốt
        Báo chí trên trên thế giới khi đó cũng đưa không ít bình luận rằng: Vì ý định nhằm đạt mục đích mưu bá đồ vương, từ đầu năm 1973, sau Hiệp định Pa-ri, chiến cuộc Đông Dương thay đổi lớn, TQ đã đưa Pôn-pốt sang TQ học tập, nhồi sọ, huấn luyện Pôn-pốt và phe lũ làm tay sai. Ông thầy Tàu nhét vào đầu mấy thằng “Khơ-me đỏ” ngu dốt và thực dụng là “xây dựng chủ nghĩa cộng sản kiểu mới” ở Cao Miên theo tư tưởng TQ, và TQ hứa hẹn sẽ giúp đỡ hết sức để Cam-pu-chiaxây dựng thành công "chế độ cộng sản", hai nước sẽ hữu hảo trường tồn, phát triển lâu bền (!?).
          Cũng trong mưu đồ muốn chớp cơ hội thay chân Mỹ thôn tính Đông Dương, TQ bày kế, xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt gây hấn dọc toàn tuyến biên giới VN-CPC, chọc ngang hông, để VN vùa mới sau chiến tranh sẽ rơi vào thế mất ổn định, thế bất lợi, có cớ cho TQ dễ bề can thiệp. Cũng với chiêu bài thành bản chất truyền đời kiểu võ lâm kiếm hiệp “tọa sơn quan hổ đấu”, TQ cử những đoàn chuyên gia quân sự sang giúp CPC, và trợ giúp mọi trang bị từ vũ khí, lương thực, thực phẩm; đồng thời đứng phía sau bày kế, kích động cho Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới với VN.
Cùng với việc TQ xúi giục bè lũ tay sai Pôn-pốt không ngán gì, cứ chọc phá VN cho nhiều vào. TQ còn nghĩ ra kế đánh lừa nước Lào vốn bản tính cả tin, thật thà. TQ nói với Lào là giúp, viện trợ không hoàn lại cho Lào mở con đường từ biên giới Trung Quốc qua Lào, tại phía tây A-pa-chải của Lai Châu, phía Đông Sa-la Phăng của tỉnh Luông-phra-băng (Lào). Con đường này nằm trên đất Lào phía Tây biên giới Lào -Việt, chạy suốt từ Thượng Lào, qua Trung Lào đến tận Nam Lào. Con đường này trong ý đồ của TQ là con đường chiến lược quan trọng, là “đường xương sống” trên bán đảo Đông Dương. Khi Lào cho phép TQ mở con đường này, TQ mừng như vớ được kho vàng.
Trung Quốc thuê đất trồng rừng ở Lạng Sơn
 
Theo thiết kế của TQ, con đường biên đi dọc vùng rừng núi phía Đông nước Lào, từ Thượng Lào, chạy suốt Trung Lào đến tận Hạ Lào rồi nối thông vào tận Cam-pu-chia. Con đường này chạy từ biên giới Lào -Trung đến tận phía tây Trường Sơn, vượt qua lưu vực thượng nguồn Sê-băng-hiên, miền thượng Se-san, qua vùng rừng nui At-tô-pơ, vào tỉnh Rát-ta-na-ki-ri và Môn-dol-ki-ri của Cam-pu-chia. Nếu thực hiện được tuyến đường này, TQ sẽ có ngay con đường chiến lược tại Đông Dương. Với ý đồ này, được Lào chấp nhận, TQ rần rần cho công binh, xe máy mở đường ngay. Khi VN truy đuổi Pôn-pốt, giải phóng Cam-pu-chia, TQ đã mở được gần 100 km thông từ biên giới TQ sang Lào, chạy dọc biên giới Lào giáp với VN.
Vậy là, TQ kích động lũ ngu, tham và ác “Khơ-me đỏ” ráo riết diệt chủng. Thực chất, lòng tham sinh tội ác, TQ diệt hết người dân Khơ-me, mà theo cách gọi của chúng là dân “hắc hầu” (khỉ đen) để thay người TQ vào chiếm lĩnh toàn bộ diện tích Vương quốc Cam-pu-chia. TQ xúi Kh'mer Đỏ trục xuất Việt kiều và kiều dân nhiều nước khác ra khỏi Phnompenh, còn người K gốc Hoa vẫn được ở lại. Như thế, TQ mới sớm đứng chân được trên đất Cam-pu-chia. Khi đó, chắc chắn cái thế thượng phong của TQ sẽ mạnh chưa từng thấy. Và khi đã đạt được mục tiêu chiến lược ấy, khi mưu sâu kế hiểm“đại thành công”, cả Đông Dương sẽ là của TQ. Khi đã chiếm được Cam-pu-chia làm bàn đạp chiến lược, thì biên giới phía Bắc ép xuống, biên giới phia Tây Nam nén chặt, VN rơi vào trạng huống hết cựa quậy. Đã lâm vào cảnh ấy, VN không chịu phục tùng TQ thì có mà ra bã. Khi đã “lấy” được VN thì nghiễm nhiên TQ sẽ đặt tên cả lãnh thổ VN là tỉnh Quảng Nam. Bởi vì TQ đã có tỉnh Quảng Đông (hơn 105 triệu dân), có tỉnh Quảng Tây(47 triệu người), riêng cái địa danh Quảng Nam thì Trung Quốc còn "để giành" lại đó, chờ thời cơ mới tính (!?). 
Trong ý đồ thôn tính lâu dài, chừng nào mũi Cà Mau chưa trở thành điểm cuối của tỉnh Quảng Nam (thuộc TQ !?) thì TQ vẫn còn nhiều rắp tâm và thủ đoạn khó lường. Có thể với ý đồ đó lại thêm bản tính thù dai của TQ, thì đời nay, đến đời con, cháu…nước ta cũng chưa dễ gì được yên với thế lực áp sát phía Bắc. Dân số của VN ít hơn dân số tỉnh Quảng Đông và chưa đủ gấp đôi tỉnh Quảng Tây. Thế nên, TQ mong sớm nghĩ mọi kế sách “Nam tiến” để sớm có được "tỉnh Quảng Nam". TQ có tỉnh Vân Nam, tỉnh Hải Nam (biển phía Nam), chứ không đặt là Quảng Nam. "Vọng vân Nam Hải hùng chinh phạt”, Vân Nam là nhìn theo mây phương Nam mà vững chí mở rộng cõi bờ đất nước Trung Hoa. Mao Trạch Đông khi đàm thảo với TBT Lê Duẩn còn bộc lộ ý đồ: “Cả Đông Dương tưởng lớn lắm à, chỉ bằng một tỉnh của Trung Quốc” (?!).
TQ giúp xe tăng cho Cam-pu-chia

Việt Nam bị Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, xua quân tràn sang suốt toàn tuyến biến giới, tàn sát dã man dân thường VN, cũng là thực hiện ý đồ thâm độc của TQ “tọa sơn quan hổ đấu”, “trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”. Ý đồ hết sức hiểm độc và đầy tham vọng này của TQ là: “Chúng mày cứ đánh nhau nữa đi, đánh nhau mạnh vào, thằng nào chết tao sẽ ăn thịt thằng còn lại. Hơn nữa, gây hấn với VN còn là “mũi tên trúng hai con chim”, khi cần thì Pôn-pốt cứ lên tiếng, thầy Tàu đây luôn sẵn sàng nhảy sang Cam-pu-chia ứng cứu “đệ tử” ngay. Cho nên, TQ không những huấn luyện đào tạo lũ diệt chủng Khơ-me đỏ, mà còn giúp chúng xây dựng quân đội. TQ trang bị cho Pôn-pốt các loại súng bộ binh, mìn lá, mìn nhảy, mìn zip, cả quân trang, quân dụng, quân lương cho quân đội Pôn-pốt trên chiến trường Cam-pu-chia. Khi quân tình nguyện VN đánh sang Cam-pu-chia, thu được các loại vũ khí, quân trang, quân dụng, cả quân lương ...tất cả đều là của TQ.
       Lực lượng Khơ-me Đỏ gồm có 19 sư đoàn, với các phiên hiệu: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902…Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân sốcủa sư đoàn Việt Nam. Trang bị của quân đội Pôn –pốt do TQ rót như: Một số máy bay chiến đấu T-28; phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh; một sư đoàn thủy quân lục chiến; một sư đoàn hải quân; một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra và còn nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
       Cả thế giới đều biết: Kh'mer Đỏ là chính quyền được TQ dựng nên. Trong những năm đó TQ tài trợ cho Kh'mer Đỏ tổng số vũ khí và tiền bạc lên đến 1,5 tỷ USD. Mọi chuyện xảy ra bắt đầu xuất phát từ việc Đặng Tiêu Bình lên ngôi. Âm mưu của Đặng trước tiên là xâm chiếm xuống phía Nam.Thực sự thì có rất nhiều âm mưu và suy tính trong nước cờ xâm chiếm Việt Nam năm 1979 củaTQ. Không chỉ là lãnh thổ, tài nguyên mà còn cả về mặt củng cố quyền lực củaĐặng, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa cũng không nằm ngoài những suy tính nói trên.
         Trong hơn hai năm, Pôn-pốt giết hại hơn 2 triệu người dân Cam-pu-chia. Thế nên, khi VN vừa bảo vệ biên giới Tây Nam, vừa làm nghĩa vụ quốc tế đưa quân sang truy diệt bè lũ Pôn-pốt, cứu nguy cho đất nước Chùa Tháp thoát nạn diệt chủng, TQ tức lồng lộn lên. Các chuyên gia quân sự TQ chạy tẩu thoát bằng máy bay và đường bộ sang Thái Lan.
          Cũng cần nói thêm là người viết bài này khi cùng bộ đội hải quân đánh chiếm đảo Cô Tang (Cam-pu-chia), tháng 1-1979, thấy trên nhà sàn bằng gỗ sao đỏ sang trọng của chuyên gia TQ còn vứt lại cả đồng tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị. Bên góc nhà sàn chuyên gia này có hàng trăm căn cước, giấy tờ mang tên người dân đảo Thổ Chu của VN. Pôn-pốt đã đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi hơn 500 người dân, đưa về đảo Cô Tang sát hại. Suy ra từ căn cứ những giấy căn cước còn để lại ở góc sàn ngôi nhà chuyên gia TQ trên sườn phía Bắc đảo Cô Tang, thì việc đánh chiếm đảo Thổ Chu là do các chuyên gia quân sự TQ ở Cam –pu–chia, lính Pôn-pốt chỉ là tay sai. Cũng tại phía bắc đảo Cô Tang, mới vài năm mà TQ đã cho đào một hầm phóng ngư lôi khoét sâu vào núi đá, ăn thông với biển, hướng thẳng sang vùng biển Thái Lan. Hầm phóng ngư lôi mà TQ làm dở nửa chừng, nay vẫn còn, cây cỏ mọc um tùm.
           TQ mất Cam-pu-chia, lồng lộn như hổ đói mất mồi. VN giải phóng Cam-pu-chia ngày 7-1-1979, thì hơn một tháng sau (ngày 17-2-1979), TQ rầm rộ xua quân gây chiến tranh biên giới phía Bắc: “Dạy cho Việt Nam bài học”.
          Thế thì, đã quá rõ là khi TQ bị vỡ nát mưu đồ lấy Cam-pu-chia làm bàn đạp chiếm toàn Đông Dương, không được ăn thì đạpđổ, phá hôi, trả thù cho hả bớt cơn giận. Chế độ diệt chúng Pôn-pốt bi đập tan, TQ thua một cú đau hơn bị bò đá. Toàn bộ âm mưu và chiến lược, sách lược độc chiếm Đông Dương của TQ bị VN đánh tan, công toi, hết còn đường cứu gỡ. Đúng ra, xử tội lũ diệt chủng Pôn-pốt phải lôi kẻ chủ mưu, kẻ tổ chức, tên đầu trò là TQ ra ánh sáng pháp luật, nhưng VN vì chính sách đối ngoại, lại mới giải phóng đất nước có nhiều việc phải làm, kinh tế-xã hội thời đó nhiều khó khăn, VN đã nhân hậu bỏ qua không tố cáo TQ lên Tòa án Quốc tế, mà các nước thì cũng biết vậy thôi, không thích dây đến ông Tàu.
          Hiện nay, TQ vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương. Theo nhận xét của báo mạng Asia Times ra ngày 23/8/2011 thì viên Thượng nghị sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia hiện nay sẽ hợp tác với Công Ty Đầu tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào.
Tàu Hải giám Trung Quốc xâm phạm
chủ quyền lãnh hải Việt Nam
        Giới quan sát đã đặc biệt ghi nhận chiều hướng tăng cường hợp tác Phnompenh - Bắc Kinh vào lúc quan hệ Trung Việt có căng thẳng vì hồ sơ biển Đông. Trong khi ngoài Biển Đông, Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Philipines và Việt Nam lo ngại về tấm hải đồ tự vẽ của Trung Quốc mang tên “Đường Lưỡi Bò”, thì ở trên bộ, sát biên giới phía Tây của Việt Nam, Trung Quốc lại từng bước tiến hành chiến lược nắm quyền chi phối các nước từng nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam là Lào và CPC.
       Chính phủ Campuchia đã quên, hoặc cố tình tỉnh bơ cho qua những tội ác do Trung Quốc dựng lên chế độ diệt chủng Pôn-pốt, nay đang bắt tay thật chặt với Trung Quốc vì mục đích kinh tế. Không giống như hầu hết các nước trong khu vực, những học sinh tại trường ngoại ngữ tư và những khu vực khác ở Campuchia gần đây đã hạn chế học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp như truyền thống mà thay vào đó là tiếng Trung Quốc. “Trước đây, người dân tới khu vực này để học tiếng Anh nhưng bây giờ nó là tiếng Trung Quốc” - một giáo viên và quản lý của trường Hoa Ngữ Minh Phát nói - “Tất cả những học viên ở đây đều muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch, dịch thuật viên tiếng Trung Quốc hoặc làm việc trong các ngân hàng và nhà hàng. Và rằng: Tiếng Trung Quốc sẽ hữu ích hơn tiếng Anh, ông Heng Guechly, một học viên ở trường tư khác nói. “Có nhiều nhu cầu học và Trung Quốc củng cố mối quan hệ tốt đẹp với Campuchia, bởi vậy người Trung Quốc mới tới đây để làm ăn”.
      Theo số liệu thống kê chính thức cho thấy, năm 2011, Trung Quốc đầu tư vào Campuchia 1,9 tỷ USD, gấp 2 lần tổng đầu tư của ASEAN và hơn 10 lần đầu tư của Mỹ. Đó là một trong những dấu hiệu của sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ởCampuchia. Các khu xây dựng nhà ít tầng rải rác cần cẩu và các dự án xây dựng của Trung Quốc. Lá cờ hai nước Campuchia – Trung Quốc cùng nhau tung bay trên các công trường xây dựng và một số giếng dầu mà Trung Quốc đang giúp Campuchia khoan thăm dò dầu khí ở ngoài khơi cảng Công-pông-xom, các cánh rừng cao su, nhiều sòng bạc (casino) áp sát bên kia biên giới Việt Nam-Campuchia...
       Nếu ý đồ chiến lược của Trung Quốc được hoàn thành thì coi như lãnh thổ Việt Nam bị bao vây trong một gọng kềm, trên biển Đông và tuyến trên bộ kéo dài từ biên giới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuống Lào, đến Campuchia và vùng biển Nam Campuchia, nơi đây mở ra hai hướng phát triển, một đi ra Vịnh Thái Lan, hai là đi về biển Cà Mau và tiến đến Trường Sa.
          Mưu đồ bá vương, bành trướng của TQ trong khu vực, trước hết phải thực hiện tại bán đảo Đông Dương. Chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ ở CPC bị đánh tan là nỗi thất bại lớn về ý đồ thôn tính của TQ trên toàn bộ 3 nước Đông Dương, một thời cơ ngàn năm không hề trở lại. Xem cách đối ngoại quân sự, viện trợ và đầu tư kinh tế, thấy rõ ý đồ của TQ không ngừng tiến tới tạo thế đứng chân ở địa bàn chiến lược quan trọng này (CPC) vẫn theo đuổi đến cùng trong chính sách mở rộng vai trò trùm khu vực của TQ.
Hồi đầu tháng 5-2010, Trung Quốc tặng CPC 257 chiếc xe quân sự và viện trợ 50.000 bộ quân phục kèm theo 16 triệu USD. Sự kiện này đã có không ít người đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hai nước này và đặc biệt là mục đích của viện trợ quân sự mà Trung Quốc dành cho CPC. Không tiêu diệt được hết người Campuchia để xâm chiếm đất nước này cho người Tàu sang thế chân, nay Trung Quốc dùng "đội quân Nhân Dân tệ', USD, vàng để thực hiện chiến lược từng bước "xâm lược mềm". Bắt đầu từ năm 1997, Trung Quốc trở thành nước viện trợ quân sự lớn nhất của CPC với khoản tiền viện trợ hàng năm lên tới hơn 5 triệu USD. Nếu so với GDP của Campuchia thì con số này là quá lớn (tính đến cuối năm 2007, GDP của Campuchia mới đạt khoảng 8,4 tỷUSD với thu nhập bình quân đầu người đạt 589 USD/người. Mức này mới chỉ gần gấp hai lần năm 1997).
          Hiện trong trang bị của Quân đội Hoàng gia CPC còn có rất nhiều loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 (200 chiếc), Type 62 (30 chiếc), Type 63 (20 chiếc); Xe chiếnđấu WZ 501 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu BMP-1 của Liên Xô; Roket giàn 107 mm Type 63, 122 mm Type 81/83; Pháo M1954, Type 59-1 130 mm, pháo Type 60 122 mm; Cối Type 56 75 mm, cối Type 53 82 mm. Cũng phải kể đến nhiều loại súng bộbinh và súng máy phòng không các loại.
                   Báo “Bưu điện Phnôm Pênh” (CPC) ngày 22/8 dẫn nhận định của nhà phân tích chính trị Lao Mong Hay cho rằng mặc dù việc tăng cường hợp tác này được các quan chức Campuchia và một số tập đoàn trong nước hoan nghênh, song điều đáng lưu tâm là phần lớn giá trị đầu tư này xuất phát từ Trung Quốc. Tác giả  phân tích:“Khi Trung Quốc ngày một khẳng định ảnh hưởng tại Campuchia, đất nước này do cần tiền sẽ càng trở nên '”quỵ lụy” và ngày càng lệ thuộc sâu vào Trung Quốc”. Chuyên gia này cho rằng bề ngoài, dường như Trung Quốc chỉ chú trọng vào thương mại khu vực và những nguồn tài nguyên dồi dào của Campuchia, nhưng mục tiêu chính của nước này lại mang tầm chiến lược.
          Chuyên gia Lao Mong Hay phân tích rằng trong khi Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục có những tranh chấp đầy căng thẳng ở khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giàu tiềm năng dầu khí, thì Bắc Kinh coi Campuchia như là “Vành đai an ninh” trong khu vực. Báo chí Campuchia cho biết các thỏa thuận được ký kết trước sự chứng kiến của Thủ tướng Hun Sen và ông Chu Vĩnh Khang gồm nhiều lĩnh vực. Hàng loạt thỏa thuận và Bản ghi nhớ (MoU--Memorandum of understanding) được tập trung vào các khu vực viện trợ quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng.
           Bộ trưởng thông tin CPC, ông Khieu Kanharith, cho biết Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất cũng như là nước cho vay và viện trợ cho nước ông nhiều nhất mà ‘không bao giờ đi kèm với bất cứ điều kiện nào’. Ông nói: “Đầu tư của Trung Quốc ở đây là 8,8 tỷ đô la. Đây là số tiền đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Với khoản đầu tư này, Campuchia có thể tái thiết cơ sở hạ tầng, có được 'độc lập chính trị' và đóng vai trò thích hợp trên trường quốc tế. Cho đến nay, mối quan hệ song phương của chúng tôi đã đạt đến mức độ đối tác chiến lược toàn diện”.
 
Trung Quốc gây hải chiến,
chiếm quần đảo Hoàng Sa 19-1-1974
Campuchia đã không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Asean diễn ra vào đầu tháng 4-2012 tại Phnom Pênh. Dạo đó, quyết định này của Campuchia được đưa ra  trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có chuyến thăm đến Phnom Penh vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, kết thúc chuyến thăm "rào trước" như "giao nhiệm vụ cho Campuchia" ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Asean như chúng ta đã biết...
          Việt nam ta, nhìn xa xưa hơn nữa  về lịch sử nghìn năm bị phương Bắc xâm đô hộ, cha ông ta từ thuở Hùng Vương dựng nước, đến Triệu (bà Triệu), trải Đinh, Lý, Trần, Lê, Hậu Lê, hết đời này sang đời khác đánh giặc phương Bắc giữ nước, giữ nền độc lập-tự do, đã có biết bao xương máu của nhiều đời không kể xiết mà “thằng em” này đã phải đổ xuống mảnh đất chỉ nhỏ chưa bằng một tỉnh của “ông anh 16 chữ vàng-4tốt”. Việt Nam vừa đánh Mỹ-ngụy, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, TQ không những không giúp VN mà còn lợi dụng thời cơ thôn tính, thực hiện ý đồ chinh phục lâu dài.
            Nhìn lại những năm đó, VN ta thật là lao đao, trong nước thì kiệt quệ, đói kém, ngoại biên thì giặc giã quấy phá. Trong 14 năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, toàn dân tộc VN phải đối phó gay gắt và lại phảiđổ xương máu vì âm mưu xâm chiếm toàn bộ Đông Dương của TQ sau năm 1975, với “điểm” phát hỏa tại Cam-pu-chia, gây chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc, những cuộc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi liên tục nhiều cuộc gây bất ổn trên biển Đông…
        Tính ra, từ năm 1989, sau khi rút toàn bộ quân tình nguyện ở Cam-pu-chia về nước, Việt Nam lại bị TRung Quốc dùng thủ đoạn lừa mị, chèo kéo hữu hảo vào Hội nghị Thành Đô để ôm trọn phần lợi thế về phía Trung Quốc. Nếu tính từ năm 1990, cùng là chính thức làm cuộc đổi mới thì Việt Nam mới tạm yên tiếng súng. Tháng Tư năm nay là 37 năm giải phóng, nhưng tương đối yên bề xây dựng, đổi mới đất nước mới được 22 năm (1990-2012).  Nhưng, oái oăm thay, cùng với đổi mới thì 22 năm qua hầu như Trung Quốc can thiệp quá sâu về chính trị, làm mất dần năng lực tự chủ, tự quyết của Việt Nam, lại rộ lên nạn tham nhũng mà Nghị quyết Trung ương 4 dù có quyết tâm rất cao cùng chưa hẳn dẹp được.
           Từ lâu, nguồn mỏ dầu trên biển Đông là nhòm ngó đầy thèm khát của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ biển Ðông kéo dài từ Trung Quốc xuốngđến tận vùng biển Brunei, Malaysia, tất nhiên sẽ không loại trừ "cái lưỡi bò" sẽ liếm tận Indonesia, và trải rộng từ Việt Nam sang Philippines. Các nước cũng tuyên bố chủ quyền từng phần trong lãnh hải này bao gồm: Việt Nam, Philippines,Ðài Loan, Bruneivà Malaysia. Bất cứ xung đột nào trong vùng biển được xem là một trong những "hải lộ" nhộn nhịp nhất thế giới này đều gây ra những hậu quả mang tính toàn cầu, chặn lên đường hàng hải quốc tế là mưu đồ đã nằm trong ngăn kéo tài liệu chiến lược ở Trung Nam Hải. Trong khi đó Việt NamPhilippines hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài để khai thác các lô dầu khí nằm sâu hơn trong vùng lãnh hải tranh chấp, vậy mà vẫn bị xảy ra nhiều vụ đối đầu căng thẳng giữa các tàu bè thăm dò và các tàu hải giám, tàu ngư chính của Trung Quốc. Việc Trung Quốc kêu gọi mời thầu 9 mỏ dầu của Việt Nam là hành động trắng trợn nhất của Trung Quốc mà không một lý lẽ nào có thể biện giải được.
          Ôi! Cho đến nay, người dân nước Việt đã có quá nhiều bài học với nước lớn láng giềng phía Bắc rồi. Thấm lắm, khỏi dạy, tốt nhất là cả dân tộc Việt Nam cần tỉnh táo, luôn luôn phải cảnh giác cao. Ông “láng giềng hữu nghị 16 chữ vàng - 4 tốt” đã dùng cái lưỡi bò dài ngoằng liếm Hoàng Sa, Trường Sa, nay lại liếm sâu đến tận khu mỏ đầu khí DK1 thì thật là quá đáng. Lại nhiều lần bắt ngư dânđang hành nghề trên thềm lục địa vùng biển của VN. Nhưng, tốt nhất là TQ khỏi cần phải lo“dạy cho VN bài học” nào nữa, mới đây, thấy tàu TQ ngang nhiên xuất hiện lù lù tận gần Côn Đảo đã biết quá những lời hữu hảo với những hứa hẹn ngon ngọt “16 chữ vàng” rồi.
            Hay là TQ cũng muốn VN phục hồi lại nhà lao Côn Đảo để giam hàng binh của TQ xâm lược? Khổng Tử nói: "Kẻ không biết ngấm đòn còn ngu hơn cả cái roi". Ngay như đơn giản, dễ nhớ nhất là 7 điều vô ích Khổng Tử đã dạy mà đến tận thời nay nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không nhớ được. Xin nhắc lại: Cái vô ích thứ nhất là "Tâm còn chưa thiện", cái vô ích thứ 5 là "Làm trái lòng người", rồi đến cái vô ích thứ 7 là "Thời vận không thông". Thế thì quả nhiên các ông Tàu đến tận bây giờ vẫn ngu hơn cái roi. Bài học cả mấy nghìn năm nay, kể cả sự trả giá quá đắt và đại ô nhục của bao đời viễn cựu cố tổ mà nay nhà cầm quyền TQ vẫn không thấm thía được gì. Sự dấn lên trắng trợn đầy thách thức của Trung Quốc ngày càng thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nếu cần, một lần nữa Việt Nam buộc phải có hành động dứt khoát đáp trả những hành động bá quyền, bành trướng xâm lược của Trung Quốc.  Nếu không hạ hỏa được máu bá vương, bành trướng, đụng đến nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của dân tộc này, thì chính Trung Quốc cố tình đi vào vết xe đổ của lịch sử  mà nhận thêm bài học nữa!  

     BVB

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

> ƠN ĐẢNG ĐƯA ĐƯỜNG, CHỈ LỐI (!)


 * Bùi Văn Bồng
               Từ hơn 10 tháng qua, điều băn khoăn, trăn trở nhất của hơn 80 "đảng bộ bậc nhì", sau Trung ương, là triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 thế nào, lần này Đảng làm mạnh, làm quyết liệt, không khéo nguy!
Phải triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương thế nào, trước hết hoàn thành nhiệm vụ với Đảng; sau nữa, ít bị dân cãi, hạn chế để lại tai tiếng, hậu sự, hệ lụy bớt ầm xèo, giữ được ổn định chính trị. Tạm gọi “đảng bộ bậc nhì” là 63 tỉnh, thành phố, các bộ, ban, ngành, đoàn thể. Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã làm gương, nay đến đợt của các “đảng bộ bậc nhì”.
                Sau khi có Nghị quyết Trung ương 4, có ngay Hội nghị cán bộ toàn quốc triển khai quán triệt, thực hiện, lại tiếp Hội nghị Trung ương 5, mừng là Hội nghị Trung ương 6 đã “thành công tốt đẹp”. Để có được kết quả mỹ mãn vừa lòng ấy, Bộ Chính trị, Ban bí thư đã phát huy thật cao trách nhiệm trước đảng, trước dân, chuẩn bị rất chu đáo, tổ chức tự phê bình và phê bình rất khách quan, khoa học, biện chứng, cân đối các phạm trù để mọi cá nhân, tập thể đều được xem xét nhìn nhận lịch sử, hiện tại và phát triển... Thế nên mới rút ra được bài học quý với  Phương châm nhằm lòng là: “Trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ; phải đạt được yêu cầu cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe là chính”. Phương pháp là “tắm từ đầu trở xuống, mỗi cán bộ lãnh đạo các cấp phải tự gột rửa, không được nhờ ai, tự giác cao, tự mình là chính”. Phương hướng là: Nêu gương, ai cũng cần nhớ phải nêu gương, phải trong sạch ngay từ văn bản nghị quyết để biến thành hiện thực, ai cũng phải tự soi rọi lại mình để tiếp tục phấn đấu giữ vững ghế của mình, đồng thời tạo đà, tạo nền móng để đại hội khóa XII sắp tới đảm nhận cương vị cao hơn!
             Sự mở đường, tầm mức làm gương của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục triển khai thực hiện “thắng lợi, đại thắng lợi; thành công, đại thành công” Nghị quyết Trung ương 4. Các “đảng bộ bậc nhì” rất biết ơn Trung ương đầu tàu gương mẫu đã mở hướng rất dễ tháo gỡ trong những mớ bùng nhùng thâm căn cố đế, đã tìm ra được cách làm hay và rất đơn giản, tiện lợi: Cùng lắm, xin lỗi là xong! OK!Xin lỗi, hay nhận lỗi có thật lòng, có chân thành hay không, hồi sau phân giải, nhưng trước hết các báo hãy cứ công khai, rầm rộ tin đi, coi như hoàn thành nhiệm vụ Đảng giao!
            Từ gương sáng kinh nghiệm ấy, mới đây Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM cho rằng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân. Phát biểu tổng kết hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 12 vào chiều 29-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cho biết kết quả kiểm điểm tự phê bình, phê bình tập thể và cá nhân các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng đạt yêu cầu. Thành công lớn chưa từng có từ mấy chục năm nay là toàn thể Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đã nghiêm túc nhận khuyết điểm.
           Theo tin trên báo Người lao động, ông Hải cho biết trong quá trình kiểm điểm, Ban Thường vụ Thành ủy và từng ủy viên Ban Thường vụ luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo là giữ đúng nguyên tắc, thực hiện phương châm “tự gột rửa, tự sửa mình; trị bệnh cứu người”; đi sâu tập trung phân tích hạn chế, khuyết điểm và các vấn đề nổi cộm, bức xúc, nguyên nhân chủ quan của hạn chế, khuyết điểm, từ đó rút ra những bài học sâu sắc.
           Tuy nhiên, ông Hải cũng đánh giá công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ TP có không ít hạn chế, yếu kém, khuyết điểm, trong đó có khuyết điểm kéo dài, chậm được khắc phục; tình trạng xa dân, vô cảm, nhũng nhiễu, “vòi vĩnh” khi thực thi công vụ còn khá phổ biến, trong khi năng lực nắm bắt tình hình tư tưởng, thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng của tổ chức cơ sở Đảng còn yếu kém.
 Ông Hải nhắc lại lời dạy của Bác Hồ về công tác xây dựng Đảng: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”.
        Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cùng Ban Thường vụ Thành ủy đã nghiêm túc kiểm điểm tự phê bình và nhận thiếu sót, khuyết điểm, nhận lỗi (không phải xin lỗi, như cách nói của đồng chí X) với Trung ương Đảng, với nhân dân và Đảng bộ TP về trách nhiệm của mình đối với tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ TP suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ TP, ảnh hưởng đến uy tín, niềm tin của nhân dân đối với Đảng bộ thành phố.
            Nhờ ơn Đảng đưa đường, chỉ lối, nhờ Trung ương làm gương, làm mẫu rất chu đáo, khéo léo, nay cuộc “tự tắm gội” của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh đã thành công tốt đẹp. Ôi! Cứ tưởng phải soi rọi các Nguyên tắc, Điều lệ Đảng, 19 việc đảng viên không được làm, phải đưa các bộ luật ra mà "đối chứng", rồi bị mất chức, mất ghế, bị kỷ luật đảng, nặng hơn phải chịu chấp nhận bị truy cứu trách nhiệm hình sự...chứ "tắm gội", "rửa mặt" thì quá ư là dễ, xong ngay! Và đây cũng là thành công để các bộ, ban, ngành, tỉnh thành khác cùng nhau…tiến lên! Tắm gội xong, mát mẻ, thơm tho, mặc bộ đồ mới, rất hoành tráng chững chạc! Xin rất cảm kích, cảm ơn Trung ương!
B.V.B

Thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?

Câu chuyện chống tham nhũng đến nay đã gần chục năm đến nay gần như chưa thu được kết quả nào đáng kể. Cách đây hai năm Trương Chủ Tịch đã than: “không phải một vài con sâu mà cả một bầy sâu”. Mới hôm qua, tiếp xúc với cử tri Thành phố Hồ Chí Minh, Trương Chủ Tịch lại than: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng. Ban đầu là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, và giờ thì có đồng chí còn nói là cả một tập đoàn…” Như vậy chục năm qua sâu năm sau nhiều hơn năm trước, từ vài con sâu đến một bầy sâu và bây giờ là cả một tập đoàn sâu, tham nhũng trở thành đại họa của Đất nước.


Trước cuộc Chỉnh đốn Đảng, Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã từng nhận định: “Thực trạng đã nặng lắm rồi, như căn bệnh ung thư”. Đương kim Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng, người phất cao ngọn cờ Chỉnh đốn Đảng đã nhận định: “một bộ phận không nhỏ đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ”. Những nhận định đó làm dân rất phấn khởi vì Đảng đã thấy được sự thật. Cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu cho biết: “ bệnh đã chẩn, thuốc đã bốc” dân lại càng càng phấn khởi hơn.  Và khi đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng  tuyên bố về công cuộc Chỉnh đốn Đảng: “Khó nhưng không thể không làm, vì nó liên quan đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ” thì toàn Đảng toàn dân phấn khởi vô cùng.


Nhưng rồi sau một thời gian dài cuộc Chỉnh đốn Đảng chưa thu được kết quả nào đáng kể. Ngoài việc chuyển ban chống tham nhũng từ Chính phủ sang Trung ương Đảng và Quốc hội biểu quyết thông qua bỏ phiếu tín nhiệm, mọi việc vẫn còn nguyên như cũ, tập đoàn sâu vẫn còn nguyên đấy. Trương Chủ tịch đã thừa nhận “Chưa làm được bao nhiêu”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giải thích  cho cái sự “ chưa làm được bao nhiêu” này làphê cái gì thì phê vẫn phải quán triệt “trên tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau cùng tiến bộ”. Mục đích chính là cảnh báo, cảnh tỉnh, giáo dục, răn đe. Đến đây thì dân buộc phải hỏi: thế bao giờ mục đích chính là bắt sâu?


Lời kêu gọi chống tham nhũng của Trương Chủ Tịch thật khẩn thiết:“ Bà con làm ơn làm phước mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra kẻ tham nhũng, kẻ suy thoái, biến chất trong một bộ phận lớn có chức có quyền”. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, theo đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, “đã có hàng mấy trăm thư, hàng nghìn ý kiến từ cơ sở, kể cả thư ngỏ, kiến nghị của giới trí thức góp ý chân tình, nói thẳng, nói thật…” Nhưng rồi, cũng theo đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, “ những thư từ, ý kiến góp ý lặn đi đâu hết rồi, kết quả đến nay hầu như chẳng mang lại cái gì, chẳng nên cơm nên cháo gì cả! Thêm mất công chờ đợi và hy vọng!” Tại cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi Trương Chủ Tịch lại nói “ Tôi đánh giá rất cao đóng góp của bà con”. Đến đây, nói như đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng, dân buộc phải kêu lên: Đánh giá cao rồi sao nữa chớ, không lẽ đánh giá cao rồi thôi? Tiếng kêu ấy cho biết niềm tin của dân đã mất.


 Chính Trương Chủ Tịch cũng đã thú nhận: “Tôi thấy buồn lòng khi niềm tin trong dân giảm sút”. Dân rất chia sẻ với nỗi buồn đó và không phải họ không buồn vì niềm tin của họ đã mất đi. Nhưng để lấy lại niềm tin của dân thì, sau những phát ngôn mạnh mẽ và quyết liệt ấy, Đảng và Nhà nước phải cho dân thấy tập đoàn sâu bị lôi ra ánh sáng như thế nào, nguyện vọng của dân phải trở thành mệnh lệnh ra sao. Đó là cách duy nhất để bảo vệ Đảng bảo vệ chế độ, chỉ có cách ấy thôi, không có cách nào khác.


NQL

> Cần nghiêm trị kẻ ÉM NHẸM THÔNG TIN

Báo chí cả nước rộ lên chuyện ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện.
Trước những thông tin trái chiều, mù mờ về sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 (xã Tà Long, H.Đakrông, Quảng Trị), sáng 13.10, đoàn công tác của UBND tỉnh Quảng Trị cùng các cơ quan chức năng đã có chuyến kiểm tra thực tế và làm việc với Công ty CP thủy điện Trường Sơn – chủ đầu tư (CĐT) Nhà máy thủy điện Đakrông 3
             Công trình thủy điện Đakrông 3 được xây dựng từ tháng 8.2010, gồm 2 tổ máy phátcông suất lắp đặt 4 MW/tổ máy. Nhà máy vừa đóng điện, hòa vào điện lưới quốc gia từ cuối tháng 9.2012.
               Sau nhiều ngày trì hoãn, ém nhẹm thông tin, cuối cùng lãnh đạo Công ty CP thủy điện Trường Sơn mới đưa ra báo cáo rằng vào khoảng 7 giờ ngày 7.10, 2 khoang tràn (ngang 20 m, cao 6 m) bên trên của đập chính nhà máy đã bị vỡ. Nguyên nhân tạm thời (theo CĐT) là do công trình đang trong quá trình thi công hoàn thiện, kết hợp với việc tích nước lòng hồ để thử tải tổ máy và mưa lũ lớn làm cho đập chắn của công trình thủy điện Đakrông 3 bị vỡ. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 20 tỉ đồng. Tại hiện trường, đến sáng 13.10, những mảng bê tông nứt toác nằm ngổn ngang, nước vẫn chảy xối xả từ phía trên xuống dưới thân đập rồi đổ về hạ lưu. Chưa có dấu hiệu nào của việc sửa chữa, khắc phục…
                Thật ra, cần phải đặt vấn đề ém nhẹm thông tin trên bình diện rộng lớn hơn. Thậm chí, không những  ém nhẹm thông tin, nói sai sự thật, mà còn báo cáo láo!
               Chúng ta có thể nhắc lại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn vụ ém nhẹm thông tin, gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Xin nhắc lại một số vụ. Năm 2005, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường có bài viết phê phán tình trạng ém nhẹm thông tin quy hoạch đang diễn ra khắp nước; năm 2007, nhiều nơi ém nhẹm vụ nước tương có chất gây ung thư.
Thành tích "xóa đói giảm nghèo"
              Năm 2009, báo chí phát hiện TPHCM ém nhẹm vụ sữa kém phẩm chất. Năm 2010, Hà Tĩnh ém nhẹm số tiền 283 triệu đồng của Chính phủ cứu trợ cho 100% nhà dân xã Kim Lộc bị chìm trong lũ; năm 2011, Sóc Trăng ém nhẹm một vụ trọng án; Thừa Thiên - Huế ém nhẹm vụ 1.500 con heo bị dịch tai xanh, đến ngày 24.7, khi có 2 người dân bị bệnh liên cầu lợn bệnh viện mới phát hiện.
              Nhìn lại những vụ ém nhẹm thông tin, chúng ta có thể nhận ra biết bao tai họa từ đó gây ra: Làm tổn hại sức khỏe và cả tính mạng của người dân; làm thiệt hại về kinh tế mà nếu thông tin minh bạch đã có thể ngăn chặn được; nó tạo ra bóng tối cho tham nhũng, quan liêu hoành hành; làm tê liệt hệ thống quản lý nhà nước; nó đẻ ra những tin đồn, gây tâm lý bán tín bán nghi, nơm nớp âu lo. Ngày xưa đã có câu “cây kim trong bọc có ngày lòi ra”; ở thời đại “bùng nổ thông tin”, sự ém nhẹm sẽ rất mau chóng bị lộ. Hậu quả là người nào, đơn vị nào chủ trương ém nhẹm thông tin sẽ bị nhân dân không tin tưởng. Nếu để xã hội có quá nhiều vụ ém nhẹm thông tin thì sẽ càng ngày càng có nhiều người mất niềm tin đối với cơ quan quản lý nhà nước.

                    Quyền được thông tin là một quyền cơ bản của con người. Nó tạo điều kiện cho người dân giám sát sự công khai minh bạch của Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội. Nhà nước đáp ứng yêu cầu được thông tin của người dân chính là thực hiện quyền năng của mình, thể hiện một xã hội dân chủ, được quản lý, vận hành theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân. Điều đó không chỉ tăng niềm tin cho nhân dân, mà còn tạo nên hiệu quả quản lý của Nhà nước, vì luôn luôn nhận được sự chấp hành nghiêm túc và góp ý thẳng thắn từ cộng đồng xã hội.
                   Bởi ý nghĩa rất to lớn đó, Nghị quyết Đại hội XI đã ghi nhận: “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
                Đối chiếu với thực tế, yêu cầu đó còn một khoảng cách quá xa! Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do từ trước tới nay, mọi hành động ém nhẹm thông tin đều không bị trừng phạt, dù gây hậu quả nghiêm trọng. Đã đến lúc, hành động ém nhẹm thông tin không chỉ bị phê phán trên báo chí mà còn cần phải có biện pháp bài trừ, coi đó là đồng lõa của quan liêu - tham nhũng. Mọi sự ém nhẹm thông tin phải được kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân và có kỷ luật, nếu gây tác hại lớn thì phải truy tố hình sự.
L.Đ-VB

> Phá sới bạc "khủng" nhất miền Bắc

                           Từ lâu nay, dân mê đỏ đen vẫn biết đến Bắc Ninh như một “thiên đường cờ bạc” khi mà mỗi ngày có rất nhiều con bạc từ các tỉnh thành phía Bắc đổ về đây để sát phạt nhau.
Tổ chức đánh bạc ở đây cũng được các “ông trùm” thực hiện hết sức quy củ và kín kẽ...“Thiên đường” cho những con bạc khát nước. Lâu nay, cánh lái xe taxi vẫn thường rỉ tai nhau về một “thiên đường cờ bạc” ở Bắc Ninh bởi hàng ngày họ vẫn đưa những vị khách quen của mình đến đây để đánh bạc. Một lái taxi cho hay: Không biết họ lấy đâu ra nhiều tiền lắm, xách theo cả túi lớn đựng tiền, ngày nào cũng đánh, và lần nào cũng thua.
Chuyện phá sới bạc "khủng" nhất miền Bắc, Tin tức trong ngày, soi bac khung nhat mien bac, pha soi bac, song bac, bac ninh, dan me do den, co bac, con bac, thien duong co ac, ong trum, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Nhà nghỉ Tuấn Sơn, nơi Đức 'vẩu' lập sòng bạc
Theo lời kể của anh lái taxi: “Tôi có vài khách quen vẫn gọi đến chở họ sang Bắc Ninh đánh bạc. Họ thường bảo tôi thả họ xuống khu vực Chùa Dậu rồi  đánh bạc ở đâu tôi cũng không biết chính xác. Có vị khách quen, sau một tháng đi lại giữa Hà Nội và Bắc Ninh, ngày cuối cùng, anh ta thua trắng tay, không còn cả tiền để trả tiền taxi. Vì là khách quen nên tôi đành “biếu” anh ta vậy”.
Quả vậy, dân cờ bạc ở các tỉnh phía Bắc từ lâu đã coi Bắc Ninh là “thiên đường” để giải cơn khát đỏ đen.
Trong số các “ông trùm” cờ bạc ở đây, nổi lên cái tên Dương Anh Đức (tức Đức “vẩu, 48 tuổi, ở Từ Sơn, Bắc Ninh), kẻ chuyên đứng ra tổ chức các cuộc sát phạt.
Hoạt động nhiều năm nay dưới hình thức chơi sóc đĩa, sới bạc của Đức “vẩu” hàng ngày hút cả trăm con bạc tới để sát phạt nhau.
Để phục vụ cho sới bạc của mình, Đức “vẩu” chiêu dụ cả tá đàn em.
Sới của Đức “vẩu” hoạt động cực kỳ quy củ và chuyên nghiệp. Mỗi “con bạc” muốn nhập sới phải nộp "tiền hồ" từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Muốn được vào sới của Đức “vẩu” chơi, các con bạc có ít thì 50-70 triệu đồng, nhiều thì lên đến vài trăm triệu đồng mang theo.
Sau khi các con bạc tập trung ở khu vực Đền Đô, sẽ được hướng dẫn lên xe ô tô, đưa đến các điểm chơi. Các điểm chơi bạc luôn được thay đổi mỗi ngày.
Để đảm bảo bí mật, các “con bạc” bước chân lên ô tô không biết mình sẽ được đưa đi đâu để đánh bạc. Ông trùm này thường chọn những nơi rộng rãi, địa hình lắt léo, hiểm trở để dễ bề tẩu thoát.
Khi các “con bạc” vào sới, Đức “Vẩu” cắt cử 3 - 4 đàn em đứng “canh gác” bên ngoài để thấy động là báo. Trong khi đó, các “con bạc” mặc sức thả tiền vào các quân vị bên chẵn, hoặc lẻ.
Cầm cái trong sới xóc đĩa cũng là “tay chân” của Đức “vẩu”. Mỗi lần đặt cửa, người chơi phải bỏ ra ít nhất là 1 triệu đồng.
Chuyện phá sới bạc "khủng" nhất miền Bắc, Tin tức trong ngày, soi bac khung nhat mien bac, pha soi bac, song bac, bac ninh, dan me do den, co bac, con bac, thien duong co ac, ong trum, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Số tiền thu được khoảng vài tỷ đồng
Khi đã được đưa vào sới, sau khi nộp "tiền hồ", các con bạc sẽ được phục vụ tận răng, từ việc ăn uống, giải khát, dịch vụ tín dụng với lãi suất do Đức “vẩu” đưa ra.
Thậm chí, đến cả dây chun cao su để buộc tiền con bạc cũng được phục vụ... Đang cơn khát bạc, không ít người sau khi “cúng” khá nhiều vào “sới” đã trở thành “con nợ” của Đức “vẩu”.
Một ngày Đức “vẩu” chia làm hai ca để phục vụ các “con bạc”, mỗi ca khoảng 2-3 tiếng. Mỗi ca như vậy, sới bạc của Đức “vẩu” thu hút đến cả trăm con bạc từ các tỉnh, thành lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hưng Yên...
Những xe đám cưới chở đầy cảnh sát
Vì sới bạc của Đức “vẩu” luôn thay đổi địa điểm nên cơ quan công an đã mất rất nhiều thời gian theo dõi các hoạt động của bọn chúng, trước khi ập vào bắt quả tang 105 “con bạc” đang say sưa sát phạt nhau.
Nhiều trinh sát được tung vào cuộc, theo dõi mọi di biến động của sới bạc này. Sát ngày phá án, có thêm lực lượng CSCĐ được huy động đầy đủ vũ trang luôn trong tình trạng báo động, sẵn sàng đột nhập khi được nhận lệnh.
Vậy nhưng, việc vây bắt vẫn chưa thể thực hiện ngay được.
Chuyện phá sới bạc "khủng" nhất miền Bắc, Tin tức trong ngày, soi bac khung nhat mien bac, pha soi bac, song bac, bac ninh, dan me do den, co bac, con bac, thien duong co ac, ong trum, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Cảnh sát đã bắt quả tang trên 100 con bạc
Sau nhiều tháng trinh sát, phát hiện sới bạc của Đức “vẩu” hoạt động tại nhà nghỉ Tuấn Sơn ở khu phố Chùa Dận, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, 13h30 ngày 29/11, khoảng 200 cảnh sát hình sự, cảnh sát cơ động của Cục C45 từ trên những chiếc xe đám cưới ngụy trang đã ập vào.
Họ tạo vòng vây tứ phía, phá cửa kính, khống chế nhóm tay chân cảnh giới phía dưới, xông lên tầng 4 của Nhà nghỉ Tuấn Sơn.
Có con bạc nhảy ra khỏi cửa, rơi xuống mái che tầng dưới hòng thoát thân nhưng đã bị đặc nhiệm tóm gọn.
Đức “vẩu” cũng bị bắt và bị di lý về trụ sở C45 vào buổi chiều cùng ngày.
Theo quan sát của PV, ngoài các bài vị, ngổn ngang đồ ăn, thức uống, thuốc lá, những gói đường, bột sắn, mỳ tôm luôn sẵn sàng được phục vụ để “tiếp sức” cho những con bạc khát nước.
Chuyện phá sới bạc "khủng" nhất miền Bắc, Tin tức trong ngày, soi bac khung nhat mien bac, pha soi bac, song bac, bac ninh, dan me do den, co bac, con bac, thien duong co ac, ong trum, bao, tin tuc, tin hot, tin hay, vn
Đây là sòng bạc lớn nhất miền Bắc bị bắt
Trên chiếu bạc, vứt ngổn ngang những dây chun cao su buộc tiền... Ở ngoài hành lang nhỏ bên cạnh là la liệt quần áo của các con bạc được treo trên những chiếc dây phơi.
Cơ quan công an đã thu giữ hai bao tải tang vật gồm vài tỷ đồng, điện thoại, máy tính, bảng vị, bát đĩa...
Theo đánh giá của Đại tá Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự: “Đây là sới bạc lớn nhất miền Bắc bị triệt phá”.
T.Nhung
----------------------------