![]() |
Trên mặt trân Cao Lộc (Lạng Sơn) |
Nhà báo Minh Diện tỏ rõ sự căm tức và cảm nhận nỗi đau về hành động đê tiện, hèn kém này bằng bài viết sau đây:
AI ĐỤC BỎ ĐƯỢC
BIA TRONG LÒNG NGƯỜI?
* MINH DIỆN
Những ngày này cách đây 33 năm, Sư đoàn 337, do Sư trưởng Đỗ Phú Vàng, Chinh ủy Nguyễn Chấn, Sư phó Trịnh Đình Phùng chỉ huy, đã thực hiện cuộc hành quân:“Dặm bước thần kỳ, phong cách Quang Trung” từ Nghệ An lên biên giới phía Bắc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình phát động với giọng lưỡi xấc xược: “Dạy cho Việt Nam một bài học!”.
Sư đoàn 337 đã :
“Rạo rực trong tim thắm đỏ, thiêng liêng dòng máu Lạc Hồng!
Bừng bừng ngọn lửa ngoan cường!
Khí phách anh hào Nguyễn Huệ!
Không để quân thù lấn chiếm non sông!
Một trận thư hùng, vang trời sấm nổ!
Vạn tinh binh giặc cỏ, ngông cuồng như lũ trâu điên”…
Với khí phách như thế, cán bộ chiến sỹ Sư đoàn 337 anh hùng đã giáng trả bọn xâm lược Trung Quốc những đòn đích đáng, tiêu diệt hàng ngàn tên và bắt sống hàng trăm tù binh.
Trong những ngày chiến đấu quyết tử ấy, hàng ngàn cán bộ chiến sỹ Sư đoàn 337 đã ngã xuống trên mảnh đất biên cương Tổ Quốc, có đơn vị hy sinh đến người lính cuối cùng, nhiều chiến sỹ bắn hết đạn đã chiến đấu bằng lưỡi lê, dao găm, vật lộn với bọn lính Trung Quốc giữ từng tấc đất, máu ngập chiến hào.
“Quyết giữ biên cương Tổ Quốc thân yêu!
Bao đứa con hiếu trung không được về với mẹ!
Sông Kỳ Cùng đâu thể phách, đâu máu đỏ dòng xanh?
Rừng Lạng Sơn đâu cốt nhục, đâu bụi bờ núi thẳm?”
Để tri ân những người lính đã hy sinh thân mình bảo vệ Tổ Quốc và khắc ghi mối thù quân xâm lược, quân dân Lạng Sơn đã dựng tấm bia căm thù nơi diễn ra những trận chiến đấu năm ấy.
Tấm bia đơn giản bằng gạch, màu đỏ như máu, ghi dấu ấn thời gian, một di tích lịch sử không có bất kỳ thứ gì có thể thay thế được. Màu thời gian đã tạc vào tấm bia nhắc nhở con cháu đời sau ơn đền, oán trả và phải luôn cảnh giác trước kẻ thù, bảo vệ non sông!
Bây giờ tấm bia đó ra sao? Các bạn hãy nhìn tấm ảnh này:
Họ đã đập văng phần ngọn đi, nạy chữ “quân Trung Quốc xâm lược”, để lại một hính hài nham nhở, tang thương.
Sao họ lại làm thế?
Kẻ nào làm?
Mục đích gì?
Phải chăng muốn xóa mối thù bọn xâm lược, để tôn vinh 16 chữ vàng?
Cùng với Sư đoàn 337 chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc bảo vệ biên giới Tổ Quốc năm 1979, còn gần một chục sư đoàn và đơn vị độc lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Bọn xâm lược Trung Quốc lúc bấy giờ, và ngay cả bây giờ, vẫn công khai trên các phương tiện thông tin trong và ngoài nước là, đã giết chết 60.000 quân Viêt Nam. Cùng với bộ đội, hàng chục ngàn đồng bào ta chết oan. Bọn Trung Quốc đã tự thú nhận tội ác của chúng ,chính chúng là kẻ xâm lược!
Mỗi người lính Việt Nam ngã xuống, mỗi người dân Việt Nam vô tội chết oan, sau lưng họ là cha, là mẹ, là vợ, là con, là anh em, bè bạn. Mỗi người đều khắc sâu mối thù quân xâm lược Trung Quốc trong trái tim mình. Mỗi trái tin đã là một cái bia căm thù, sống nhoi nhói nỗi đau, chết truyền lại cho đời sau nhớ lấy. Ai, kẻ nào, phe nhóm nào có thể đập bỏ được hàng triệu cái bia căm thù quân xâm lược Trung Quốc trong lồng ngực người Việt Nam ?
Nhà văn Daghestan, Rasul Gamazatov nói: “Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục tương lai sẽ bắn anh đại bác!”
Lời cảnh báo còn nguyên giá trị.
M.D
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét