Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Quê Choa thứ tư, ngày 19/06/2013

Cập nhật liên tục trong ngày 

+Biển Đông : Bắc Kinh sẽ tăng sức ép trên Việt Nam nhân chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang: Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang bắt đầu công du Trung Quốc từ hôm nay, 19/06/2013. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh trong thời gian gần đây không ngớt có những hành động ngày càng quyết đoán trong việc áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các nước khác trong đó có Việt Nam.


+Nâng cấp lãng phí thành quốc nạn: Nhiều đại biểu Quốc hội đều thể hiện một quan điểm rõ ràng khi cho ý kiến về dự án Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và cho rằng, với diễn biến lãng phí ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì cần “nâng cấp” tình trạng này lên thành quốc nạn. Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) nói: “Để luật này có ý nghĩa và sứ mệnh như Luật Phòng, chống tham nhũng thì tên gọi cần đổi lại là Luật Phòng, chống lãng phí bởi cuộc đấu tranh phòng, chống lãng phí không kém phần quan trọng và quyết liệt như phòng, chống tham nhũng”. 

+NGHỆ THUẬT PHỎNG VẤN:Vô Huế, trưởng thôn Khoai Lang tần ngần đứng trên cầu Tràng Tiền. Trước mắt là sông, có tên Hương, chảy vô Huế “nên Huế rất sâu”, bác Thu Bồn cảnh báo thế. Sau lưng các em áo dài Huế lướt thướt đạp xe qua, nói lướt thướt vì mưa, mà các em thì ưa đẹp, nên tội, chỉ choàng cái áo mưa mỏng tanh, thà lướt thướt còn hơn không ai chộ để ngắm mình (chộ là thấy)
+Lợi dụng tự do dân chủ và lợi dụng quyền lực: Chỉ trong hơn hai tuần, chính quyền Việt Nam ra lệnh bắt khẩn cấp hai blogger nổi tiếng ở Việt Nam: bắt Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng vào ngày 26/5 và sau đó, bắt Phạm Viết Đào tại Hà Nội vào ngày 13/6. Cả hai đều bị buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam. Trước đó, ở Việt Nam, công an và chính quyền cũng đã từng bắt bớ và kết án nhiều người với tội danh tương tự: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. 


+Thành quả bước đầu của dân oan Dương Nội: Sau vụ cưỡng chế bằng bạo lực gây xôn xao dư luận hồi ngày 24 tháng 4 năm 2012, người dân tại xã Xuân Quang lấy lại tinh thần và cương quyết bám trụ trên mảnh đất mà chính quyền toan tính thu hồi của họ để giao cho doanh nghiệp tư nhân – Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng, làm khu đô thị sinh thái.Dù công ty này được cơ quan chức năng chống lưng tiến hành đe dọa, thậm chí hành hung, đả thương người dân giữ đất; thế nhưng những người nông dân tại xã Xuân Quan không nản lòng. Họ vừa tiếp tục đấu tranh đòi hỏi công lý cho quyền sử dụng đất vườn của họ, vừa ra tay sản xuất trên mảnh đất bị doanh nghiệp dòm ngó đó và đã có mấy vụ mùa bội thu. 

+Văn Giang hình thành mô hình xã hội dân: Nghe tin nhân dân Văn Giang (Hưng Yên) thu hoạch vụ chiêm đầu tiên trên đất bị cưỡng chế, chúng tôi vội đến hỏi thăm, chia vui cùng bà con. Cuộc đấu tranh của bà con kéo dài đã 9 năm, bằng cả một cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, đến nay có vụ chiêm đầu mùa. Thóc mới, gạo mới thơm phức, lòng bà con cũng rộn ràng. Đây là kết quả ban đầu của cuộc chiến đấu gay go, gian khổ, thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu đổ xuống.  

+Từ Phất Lộc đến Weimar ( phần 2 về nhà tù):Giờ phải giải thích chút về cơ cấu và tên gọi trong phòng giam, mỗi phòng có một tù nhân được quản giáo giao cho trách nhiệm giúp cán bộ làm trưởng phòng để nhắc nhở tù nhân chấp hành nội quy, kỷ luật. Tên này được gọi là '' trách nhiệm''. Nhưng có phải ai cũng được là trách nhiệm đâu, phải có tiền và có máu mặt. Trách nhiệm lập ra một bộ vây cánh gồm những tên '' trật tự'' để làm tay chân trấn áp các tù nhân khác. Trật tự có từ hai đến ba tên, là những tên to khỏe và hung hãn. Một tên phục vụ chung gọi là '' lái xe''. Nếu trách nhiệm mưu kế nhiều thì thôi, còn không hắn sẽ dùng thêm một tên quân sư gọi là quan văn. Số tù còn lại trong buồng được chia làm mấy tầng. Tầng 1 gọi là '' bộ đội'' .Tầng hai gọi là '' ưu tiên'' . Tầng 3 là nhân dân. Bao giờ thì bọn '' nhân dân '' cũng đông nhất. '' nhân dân '' là những tù không có máu mặt, không có tiền bạc, gia đình ít quan tâm. 

+Chính danh trong sở hữu đất đai: Không nên đối lập sở hữu nhà nước với chế độ sở hữu toàn dân, mà ngược lại phải chính danh hóa sở hữu nhà nước cho phù hợp với thực tế ở Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.Các tranh luận xung quanh sở hữu toàn dân trong thời gian gần đây trở nên nóng bỏng bởi đã gắn liền chế độ sở hữu toàn dân với hình thức sở hữu toàn dân. Dẫn tới các quan điểm muốn phủ nhận hình thức sở hữu toàn dân đều muốn phủ nhận luôn cả chế độ sở hữu toàn dân. Liệu chúng ta có cách nào tiếp tục duy trì chế độ sở hữu toàn dân, nhưng diễn đạt nó dưới ngôn ngữ pháp lý phù hợp, phản ánh đúng bản chất sở hữu của nhà nước đang tồn tại trong thực tế hay không?
+Chủ tịch Việt Nam công du Trung Quốc dưới sức ép của công luận trên hồ sơ Biển Đông: Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã lên đường qua Trung Quốc kể từ hôm nay, 19/06/2013 nhân một chuyến công du kéo dài đến ngày 21/06. Theo giới chuyên gia, căng thẳng Hà Nội-Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông chắc chắn sẽ đè nặng lên chuyến công du này, trong bối cảnh Việt Nam đang cần đến Trung Quốc để thúc đẩy trở lại tăng trưởng kinh tế.




+‘Đa số nhân dân đề nghị được sở hữu về đất ở’: “Đa số nhân dân muốn sở hữu về đất ở, không phải như chúng ta tổng hợp đâu”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu trong phiên thảo luận về dự thảo Luật đất đai sửa đổi chiều nay 17/6.Sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã đọc báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), sau đó tới phiên các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự luật này. 


+TỪ ĐƯỜNG LÂM NGHĨ VỀ...: Đường Lâm có lẽ là một bài học cho các nhà quản lý văn hóa, khi mà thành quả của nhân dân đã không trở về với nhân dân, khi mà nhân dân sống khổ sống sở trên chính mảnh đất cha ông mình để lại, khi mà cái danh hiệu cao quý ấy đã không trở lại phục vụ đời sống của họ, thậm chí lại làm cho cho vô cùng vất vả khó khăn khi nó bị ràng buộc đủ thứ bởi cái danh hiệu di tích lịch sử văn hóa, trong đó có yêu cầu bảo tồn nguyên trạng, không được cơi nới sửa chữa. Di tích thì tĩnh, nhưng đời sống của dân thì động. Làm sao có thể cấm được người dân sinh sống trên di tích ấy phải… biến thành di tích. Họ cũng vẫn có những nhu cầu đời thường, phù hợp với đời sống văn minh, chí ít là với nhịp sống thường ngày chứ.  

+Đại sứ Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo Việt Nam: Nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sắp thăm cấp nhà nước Trung Quốc, đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu nói về triển vọng quan hệ hai nước và việc xử lý vấn đề còn tồn tại. Chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển, đồng thời đạt được thỏa thuận trong các vấn đề tăng cường tin cậy lẫn nhau về chính trị, hợp tác hiệu quả và giải quyết thỏa đáng những bất đồng còn tồn tại giữa hai bên, thúc đẩy quan hệ Trung - Việt phát triển lên tầm cao mới. Hy vọng rằng với sự nỗ lực chung của hai bên, chuyến thăm Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ thành công tốt đẹp. 

+Nắm thực tế từ... phòng máy lạnh!:Thủy điện vỡ, dân cuống cuồng chạy lánh nạn trong khi chính quyền huyện chưa hay tin; một vài nơi ai cũng biết là “thiên đường sung sướng” nhưng dưới con mắt của cơ quan quản lý chuyên ngành thì “không có mại dâm, chỉ vài trường hợp”...Còn rất nhiều vụ như vậy nữa xảy ra gần đây, cho thấy có khoảng trống rất lớn về năng lực và trách nhiệm của nhiều cán bộ lãnh đạo.
+TÌNH HÌNH GIỮ ĐẤT TẠI TRỊNH NGUYỄN NGÀY HÔM NAY 19.6.2013 : 08h25 ngày 19.6: Chiêng trống lại bắt đầu nổi lên vang vọng khắp cả khu làng và khu đồng Lỗ Vó. Hiện có khoảng 1000 bà con Trịnh Nguyễn và lân cận đang có mặt tại hiện trường.Trong những ngày qua tinh thần đấu tranh của bà con và nhân dân khu phố Trịnh Nguyễn- Phường Châu Khê- Thị Xã Từ Sơn- Tỉnh Bắc Ninh càng quyết tâm. Sự việc ngày càng quyết liệt. Tối hôm qua (18-6-2013) đã xuất hiện nhiều đối tượng xã hội đen và đầu gấu đang ở khu phố Đồng Phúc và lảng vảng xung quanh nhưng đã bị bà con phát hiện và cảnh giác cao độ. Hiện nay ngả đường từ cầu chùa Dận công an và cơ động đứng chốt rất nhiều, thạm chí họ ghi từng biển số xe đi qua lại vào khu vực của nhân dân Trịnh Nguyễn.


+'Hãy mừng vì Trung Quốc không làm rõ đường lưỡi bò'!:Bị truy vấn liên tiếp về việc tại sao Trung Quốc luôn mập mờ về đường lưỡi bò, Giám đốc Học viện Nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, TS Wu Shicun đã "huỵch toẹt" rằng nếu làm rõ ý nghĩa của đường chữ U, Chính phủ Trung Quốc sẽ phải lấy lại tất cả các đảo hiện đang do nước khác "chiếm giữ" bởi đường chữ U là đường chủ quyền.Phát ngôn của ông Wu đã gây phản ứng tức thì ngay tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông do CSIS tổ chức tại DC hồi đầu tháng. Mặc dù ông Wu đã đính chính đây chỉ là  quan điểm cá nhân, nhưng một học giả đã bình luận rằng phát biểu của TS Wu phản ánh suy nghĩ của không ít giới chức cao cấp hiện nay ở Trung Quốc. 

+Lãng phí “vô tội vạ” và trách nhiệm người đứng đầu:“Lãng phí vô tội vạ, có phải chăng do năng lực cán bộ, do dễ dãi thiếu trách nhiệm hay do lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm? Cần làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Khá nêu quan điểm.Tôi rất đồng tình với những ý kiến như vậy. Chúng ta đã có hẳn một luật dành riêng cho công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ 1/6/2006.  

+'Còi xương' sao thành quyền lực được?: Thế giới nói truyền thông là quyền lực thứ tư. Gần đây khi truyền thông đa phương tiện lên ngôi, xuất hiện thêm khái niệm quyền lực thứ năm- quyền của công chúng.Phật dạy: "Đừng cầu khỏe mạnh, vì khỏe mạnh dễ sinh ham muốn". Có những lời khuyên ít người để ý như "đi bộ trên đường nên đi bên trái, vì xe đâm sau lưng khó tránh hơn xe đâm trước mặt, khi sang đường phải nhìn bên trái trước, nhìn bên phải sau". 

+“Cầu hiền” đâu phải chỉ lương cao: Hơn 10 năm trước, vào một ngày mùa thu tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lần đầu tiên Hà Nội đã tưng bừng tổ chức lễ “Tuyên dương các thủ khoa tốt nghiệp đại học, cao đẳng tại thủ đô”.Lúc bấy giờ, một vị lãnh đạo thành phố đã có tuyên bố làm nức lòng người: “Hà Nội sẵn sàng tiếp nhận các thủ khoa đại học vào biên chế các cơ quan nhà nước, dù thủ khoa đó hộ khẩu ở bất kỳ tỉnh nào”...


+10 quân đội hùng mạnh nhất thế giới: Mỹ, Nga và Trung Quốc vẫn là ba quốc gia dẫn đầu danh sách 10 nước có lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới, theo đánh giá của trang web quân sự phi chính phủ Global Firepower. Để đưa ra đánh giá nói trên, các chuyên gia phân tích tại Global Firepower đã dựa vào 40 tiêu chí khác nhau của một quốc gia, bao gồm số lượng chiến đấu cơ, số lượng binh lính và lực lượng lao động... để cho ra Chỉ số sức mạnh (Power Index). 


+Chủ tịch nước: Giải quyết thỏa đáng bất đồng trên biển:Trước chuyến thăm chính thức Trung Quốc, ngày 18/6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn các hãng báo chí Trung Quốc thường trú tại Hà Nội.Thực tiễn chứng minh, chỉ có hữu nghị, hợp tác và cùng nhau phát triển trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi mới là sự lựa chọn duy nhất đúng của quan hệ hai nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích chung của nhân dân hai nước. 

+'Lá chắn thép' nào trấn giữ Biển Đông? (kỳ II): Cụm chiến hạm phòng không cơ động sẽ làm thay đổi cán cân lực lượng tác chiến trên vùng nước biển Đông. Kẻ địch sẽ không dễ dàng sử dụng một đòn tấn công ồ ạt bằng tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu.Trong điều kiện tác chiến trên chiến trường biển Đông, với tư duy xây dựng hệ thống phòng không theo các thê đội đã nêu (tầm xa, tầm trung, tầm gần và cận gần), các chiến hạm không những cần có khả năng tác chiến trong đội hình của Cụm phòng không cơ động, mà còn phải có khả năng phòng thủ tên lửa độc lập và đột phá phản kích hạm đội đối phương với tốc độ cao. Đồng thời còn phải thực hiện nhiệm vụ phòng ngự bảo vệ hải đảo, quần đảo và ven biển. 

+Nàng công chúa 7 triệu USD của Kim Jong Un: Tờ NKNews cho biết mới đây, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã sử dụng du thuyền siêu sang giá 7 triệu USD để đi dọc bờ biển phía Đông nước này trong 10 ngày.Theo các nguồn tin từ ngành công nghiệp du thuyền, nó có thể là một chiếc Princess 95MY, dài 27 mét, một sản phẩm do hãng tàu thuyền Princess Yachts, thuộc tập đoàn LVMH (sở hữu thương hiệu Louis Vuiton, Christian Dior, Moet Chandon...) sản xuất. 

+Một vài suy nghĩ về “nghệ thuật” trị dân của một nhà nước độc tài (2): Một phương pháp thứ hai, nguy hiểm hơn nhiều, là sự dẫn dắt, định hướng dư luận bằng cách gây nhiễu thông tin, tạo những thông tin thật giả lẫn lộn. “Nghệ thuật” cai trị của những chế độ độc tài là bưng bít thông tin, gây nhiễu, tung hỏa mù…các kiểu. Khi dư luận, lòng căm giận của nhân dân đang hướng vào đâu đó thì nhà cầm quyền sẽ tìm cách lái dư luận sang hướng khác.

+“Việc giải quyết vấn đề Biển Đông là hết sức hệ trọng”: Nhận lời mời của Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình, hôm nay 19-6 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trương Tấn Sang bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới CHND Trung Hoa. Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn các hãng báo chí Trung Quốc thường trú tại Hà Nội về triển vọng của quan hệ hai nước trong tương lai; tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước; việc xử lý và giải quyết những vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như đánh giá về sự phát triển của mỗi nước.

+Cú giật mình của “Truyền thông nhà nước”: Truyền thông nhà nước lại một lần nữa được huy động để chứng minh rằng việc luật sư Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực là không có thật.Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã tuyệt thực hơn ba tuần lễ nhằm phản đối thái độ và hành động ngược đãi của trại giam đối với ông. Nhiều người Việt trong nước và hải ngoại đã hưởng ứng, cùng tuyệt thực với ông để phản đối sự hà khắc của chế độ lao tù nói riêng và tự do nhân quyền cho Việt Nam nói chung. 

+Từ chuyện “cắt” 15.000 tỉ đồng: Bộ Giao thông vận tải vừa công bố cắt giảm chi phí 15.000 tỉ đồng sau khi rà soát thiết kế kỹ thuật ba dự án đường cao tốc là Hà Nội - Hải Phòng, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bến Lức - Long Thành.Theo bộ này, riêng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cắt giảm 1.000 tỉ đồng do điều chỉnh 4km đường, đồng thời cắt giảm 3.000 tỉ đồng do tạm dừng các hạng mục phụ trợ chưa cần thiết. Điều đáng chú ý, Bộ Giao thông vận tải cho rằng việc cắt giảm kinh phí đối với ba dự án đều không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, vẫn đảm bảo tiêu chuẩn của đường cao tốc. 

+Không lùi thời hạn thông qua Hiến pháp sửa đổi: Với đa số phiếu thuận, sáng nay 18.6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013.Trước ý kiến đề nghị cân nhắc về thời điểm trình thông qua dự thảo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, có thể lùi lại một năm để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, Ủy ban TVQH lý giải việc xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã và đang được tiến hành đúng các bước theo tiến độ và yêu cầu mà QH đã đề ra. 

+THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH SẼ LÈO LÁI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU TRONG CƠN GIÔNG TỐ TIỀN TỆ ĐANG DIỄN RA GIỮA CÁC NỀN KINH TẾ LỚN?: Rõ ràng với sự tính toán một cách chủ quan, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã cho rằng, trong số gần hơn 27 tấn vàng đã bán đấu giá cho các tổ chức tín dụng và còn gần 13 tấn vàng nữa, để các tổ chức tín dụng tất toán trạng thái vàng để chi trả cho người dân những khoảng huy động tín dụng bằng vàng trong quá khứ, sẽ được người dân bán lại cho NHNNVN với những biện pháp khuyến khích bằng kinh tế???. 

+Cà Mau sẽ biến mất?: Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bán đảo Cà Mau sẽ biến mất trong vài thập niên tới.Kịch bản này được đưa ra tại hội thảo công bố giai đoạn 1 dự án “Sự sụt lún đất của bán đảo Cà Mau” do Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Địa kỹ thuật Hoàng gia Na Uy (NGI) tổ chức ngày 17.6 tại TP.Cần Thơ.Các chuyên gia nhận định Cà Mau đang chìm dần xuống do nạn khai thác nước ngầm và phá rừng tràn lan. Nếu những biện pháp đối phó không được triển khai nhanh chóng thì vài thập niên nữa Cà Mau sẽ biến mất.

+Chủ tịch Sang 'bàn Biển Đông với TQ': Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh nói Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục trao đổi về vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuần này. Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ nói “Phía Việt Nam mong muốn từ tầm cao chiến lược và quan hệ hữu nghị, lãnh đạo hai nước sẽ chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, trên cơ sở luật pháp quốc tế.


+Các tổ chức phi chính phủ yêu cầu Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng cho luật sư Lê Quốc Quân:Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sẽ dự hội nghị ASEAN vào cuối tháng 6. Nhân dịp này, trong một lá thư đề ngày 17/06/2013 gởi ông Kerry, 12 tổ chức phi chính phủ quốc tế và Hoa Kỳ đã yêu cầu lãnh đạo ngoại giao Mỹ lên tiếng bảo vệ cho luật sư Lê Quốc Quân, hiện đang bị giam chờ ngày ra tòa.

+Lương tri cựa quậy:Ngay bản thân đội ngũ những người làm báo Việt Nam từ lâu cũng đã nhận thức được sự hèn nhát của chính mình, sự áp đặt phi lý của nhà cầm quyền đối với nền báo chí lệ thuộc vào ngân sách bao cấp và nhân sự bao cấp. Nhiều tổng biên tập đã thú nhận với phóng viên: “Chúng ta ăn cơm của họ [Đảng và Nhà nước], uống nước của họ thì phải làm theo họ thôi. Đã làm người thì không thể chặt đứt ngón tay đã giúp mình đưa bánh mì vào miệng, hay nói theo ông cha mình, ăn cây nào phải rào cây ấy”. Lời tâm sự này đã nói lên tất cả đặc trưng của nền báo chí Việt Nam: nô dịch, đớn hèn và đau khổ.  

+MỘT NGÀY GIỖ TỔ NGHỀ BÁO: Hàng năm đến ngày 21.6, thì người làm báo ở VN được vinh danh. Đó là ngày phát hành đầu tiên của tờ báo Thanh Niên do ông Nguyễn Ái Quốc chủ biên, đi theo đường lối Mác Lênin, khai sinh ra nền báo chí cách mạng VN. Và ngày ấy được chính thức gọi là "Ngày báo chí cách mạng Việt nam", do vậy chỉ có những người làm báo cách mạng tức là những người làm báo của đảng CSVN mới được vinh danh, mới được ghi nhận. 

+HÒA ĐÀM GENÈVE NĂM 1954 – NỖI KHÓ XỬ CỦA TRUNG QUỐC (1):Nước Trung Quốc mới vừa được thành lập đã bị cuốn ngay vào 2 cuộc chiến tranh quy mô lớn với nước ngoài. Một cuộc là Chiến tranh Triều Tiên xảy ra ngoài cương giới vùng Đông Bắc Trung Quốc, một cuộc nữa là Chiến tranh Đông Dương xảy ra ngoài cương giới phía nam Trung Quốc. Cả hai cuộc chiến tranh này gần như đồng thời diễn biến thành Chiến tranh kháng Mỹ viện Triều và Chiến tranh viện Việt kháng Pháp của Trung Quốc, và không hề ngẫu nhiên, chúng hiển nhiên đều có mối liên quan chặt chẽ với đặc tính chính trị của chính Trung Quốc.  

+MỪNG – LO QUANH ‘GÓI GIẢI CỨU’:Vậy là đã gần 3 tuần, tính từ ngày 1/6, sau khi Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ký Thông tư hướng dẫn cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị quyết 02/NQ-CP với Bộ Xây dựng, gói hỗ trợ bất động sản có hiệu lực, một số ngân hàng đã đồng loạt tung ra nhiều chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi. Sự bắt nhanh và xử lý nhạy về ‘gói hỗ trợ’ này mặc dù còn nhiều tranh cãi lợi-hại, nhưng sự ra tay hỗ trợ của các ngân hàng cho thấy hiệu quả của các dự án nhà ở xã hội.
Có vẻ bước đầu góp phần giải quyết  được một phần đang tắc vướng nhu cầu nhà giá rẻ của người dân, đặc biệt người dân các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM đang cần thiết ở mức rất cao. 

+Vấn đề Nhân quyền và quan hệ Việt-Mỹ: Cuộc tuyệt thực của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ cho tới hôm nay đã bước sang ngày thứ 23. Và ngày càng có thêm nhiều cuộc tuyệt thực ở trong và ngoài nước để đồng hành với ông trong cuộc tranh đấu để đòi các quyền hợp pháp, và đánh động thế giới về tình trạng có thể nguy kịch của ông. Giáo sư Thayer, một chuyên gia về Việt Nam được nhiều người biết tiếng, nói rằng vấn đề nhân quyền đã tác động tới quan hệ Việt-Mỹ. Ông nói từ lâu, Việt Nam đã muốn xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ, giờ đây ông tin rằng điều đó không còn khả thi. Ông cho rằng thành phần bảo thủ bên trong Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gia tăng đàn áp nhân quyền để phá hoại các nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ, và vì vậy Việt Nam phải trả một cái giá trong cuộc đối đầu với Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông. 

+Không lùi thời gian biểu quyết Hiến pháp, luật Đất đai: Theo giải trình của Thường vụ QH hôm nay (18/6), có nhiều ĐB đề nghị cân nhắc thời điểm trình thông qua các dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và luật Đất đai, “có thể lùi lại một năm để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý”.Tuy nhiên, do hai dự thảo này đã và đang được tiến hành đúng các bước theo tiến độ và yêu cầu của QH, đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân, Thường vụ QH đề nghị giữ nguyên tiến độ 

+Lịch sử trong nhà trường: Hướng đến thường dân và tính nhân văn:Một cuộc trò chuyện giữa giáo sư Ngô Vĩnh Long (khoa lịch sử Trường đại học Maine, Hoa Kỳ) và nhà nghiên cứu độc lập Phạm Hoàng Quân mới đây tại TP.HCM cho ta thêm một góc nhìn thấu đáo hơn nữa về cách biên soạn và giảng dạy lịch sử trong hệ thống giáo dục. 

+Người đàn bà ăn đá lạnh thay cơm: Tại làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế có một phụ nữ suốt ngày ăn đá lạnh thay cơm suốt 2 năm qua, và người chồng đã bỏ chị vì suốt ngày thấy vợ làm những điều quái dị.Tôi gặp người phụ nữ này khi chị đang ngồi ăn cả rổ đá lạnh bên quán nước chè ở 52 đường Đoàn Hữu Trưng, TP.Huế. Hỏi ra mới biết chị tên là Hà Thị Bảy, năm nay 48 tuổi, quê quán ở tổ 6, làng La Chữ, phường Hương Chữ, thị xã Hương Trà.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét