> " Hư hỏng, tham nhũng, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có, song phải có cái nhìn khách quan, biện chứng để không mất phương hướng... (với cử tri quận Ba Đình 29/6/2012).
> ... 01-12-2012 -“Vừa rồi, chúng tôi biết là sau khi biết kết quả Hội nghị Trung ương 6 cũng có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, thậm chí bực bội, nói là thất bại rồi, không kỷ luật được ai cả, nhiều cụ nói rằng mất ngủ vì bực lắm, tại sao đến mức như vậy mà không kỷ luật được ai...
“Đã sinh ra cơ quan quyền lực thì phải có sự kiểm soát cái quyền lực ấy. Có dạo cứ nói ào ào là phân cấp, phân quyền nhiều cho bên dưới, cứ ôm làm gì lắm. Nhưng phân cấp, phân quyền rồi mà không đi với kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên lại sinh ra tự tung tự tác. Một quan điểm nữa là quan niệm Đảng cầm quyền thì việc tham mưu nên sử dụng bên Chính phủ luôn, làm gì mà phải song trùng để thêm các cơ quan bên Đảng nữa.
“Nhiều biện pháp đưa ra để tất cả cùng tiến lên chứ không phải nhằm mục đích kỷ luật nhiều mới tốt...
"Nhưng sự đời nó không đơn giản thế. Cứ nói cùng là đảng viên cả, cùng là ủy viên trung ương, Bộ Chính trị cả thì phải tin các đồng chí ấy chứ. Nhưng khổ là bên ấy quá nhiều việc, chưa nói là tâm lý ăn cây nào rào cây ấy, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay không. Anh nào ra cái đề án cũng phải cố gắng bảo vệ cho mình. Thế là không có người thẩm định, không có người kiểm tra nên mới dẫn đến những cái sai như vừa rồi.

“Nghị quyết Trung ương 4 có tác dụng cảnh tỉnh với những người quên đi mất nguy cơ sụp đổ chế độ. Thứ hai là để răn đe, thứ ba là nhằm ngăn chặn sai phạm. Và cuối cùng nếu không sửa thì mới xử lý kỷ luật…Chủ trương bỏ phiếu tín nhiệm vừa được QH thông qua đã tách bạch được hai khâu bỏ phiếu, lấy phiếu. Với tinh thần không chặn con đường tiến của ai mà quan trọng là “răn đe” để tiến bộ hơn. Tuy nhiên, cũng không nên xem đây là “cây đũa thần” đưa ra là giải quyết ngay được nhiều vấn đề...
“Bởi trong thực tế vẫn còn có nhiều người không chịu thừa nhận khuyết điểm, sai lầm của mình. Rồi chuyện lợi ích bị ảnh hưởng, chuyện vận động, hứa hẹn. “Sắp tới phải có quy trình chặt chẽ thực hiện, răn đe ngăn ngừa tiêu cực nữa mới có thể phát huy hiệu quả. Việc hỏi ý kiến cử tri cũng là một cách. Đây cũng là biện pháp nằm trong hoạt động giám sát của QH.
“Tôi nhiều lần nói rằng nghị quyết 4 trước hết là cảnh tỉnh, thức tỉnh lại những người lâu nay quên đi rồi, không thấy nguy cơ này, không thấy tại sao Liên Xô sụp đổ, rồi mai kia đảng này sẽ là đảng của ai. Thứ hai là cảnh báo nguy cơ đó. Thứ ba là răn đe. Thứ tư là ngăn chặn. Vừa rồi đã răn đe chưa? Khối anh sợ chứ. Đến cuối cùng anh không sửa mới là kỷ luật, xử lý. Phê bình, tự phê bình cũng không chỉ là kỷ luật. Để mỗi người tự nghiền ngẫm, tự giác sửa mình sẽ bền vững, sâu xa hơn. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ” (!?) ... (quá cẩn trọng, ngán ngại!?).
N.P.T
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét