![]() |
Tuổi hai mươi trên thành cổ Quảng Trị 'mùa hè đỏ lửa' 1972 |
* Bùi Văn Bồng
Trong bài nói chuyện mới đây với các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội, Đại tá Trần Đăng Thanh đã ào ào tuôn ra tràng giang đại hải một bài nói hơn 20.000 từ. Khi nói đến nội dung liên quan đến Triều Tiên, ông đưa ra ví dụ minh họa để nhắc tới trận chiến ác liệt 81 ngày đêm giữa các đơn vị quân giải phóng với quân Mỹ-ngụy và lính Park Chung Hee.
Ông Thanh nói: “Nếu tính 5.000 năm trở lại đây thì thế giới đã trải qua 15.000 cuộc chiến tranh lớn nhỏ và làm chết nhiều tỉ người. Và trong tháng 7 vừa qua có lẽ nhiều đồng chí đã từng tri ân Nghĩa trang Đường 9, (?), Nghĩa trang Trường Sơn và đặc biệt là Nghĩa trang Thành cổ Quảng Trị. Tháng 7 vừa rồi, tôi có quay lại thành cổ Quảng Trị, 40 năm về trước tôi từng chiến đấu ở đó. Thành cổ Quảng Trị nay chúng ta vẫn chưa biết rằng cả Thành cổ Quảng Trị 15.000 m2 ấy có bao nhiêu liệt sĩ hy sinh, chúng ta mới giám định lại có khoảng hơn 10.000 liệt sĩ”. Liệt sĩ mà ông dùng từ “giám định”, lẽ ra là xác định. Nếu còn “giám định" được, đâu có hy sinh? Ông nói tiếp: “Bây giờ ta không biết chính xác là bao nhiêu cả. Một mảnh đất 15.000 m2 đất, tôi xin nói với các đồng chí các nhà khoa học ở đây, 15.000 m2 đất mà trong 81 ngày đêm phải chịu đựng 328 nghìn tấn bom đạn, có lẽ sắt thép cũng chảy ra hết. Nhưng chỉ có con người Việt Nam , trí tuệ Việt Nam và lớp lớp sinh viên Việt Nam của rất nhiều trường Đại học thời đó là tòng quân...Cho nên tôi phải nói với các đồng chí toàn bộ Thành cổ Quảng Trị không có một nấm mồ riêng, không có một tấm bia riêng mà cả Thành cổ Quảng Trị, 15.000 m2 ấy là một tấm mồ chung của hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ ta. Một cựu chiến binh Lê Tỉnh Dương từ Nha Trang ra thả hoa cho đồng đội của mình xúc động phải viết 4 câu thơ:
“Đỏ lên Thạch Hãn ơi sầu nhé.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc.
Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm”…
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc.
Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm”…
![]() |
Sông Thạch Hãn |
> Thứ nhất, bài thơ trên đây là của tác giả Lê Bá Dương, không phải “Lê Tỉnh Dương” như ông Thanh nó. Lê Bá Dương (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1953), quê Nghệ An, còn có các danh: Tư Lê, Lý Quảng Trịnh, Triệu Gio Cam, là chiến sĩ quân giải phóng tại thành cổ Quảng Trị, dũng sĩ diệt Mỹ cấp II tại Thành cổ Quảng Trị. Hiện là nghệ sĩ nhiếp ảnh thuộc, phóng viên thường trú của báo Văn hóa tại Nha Trang. Là tác giả bài thơ 4 câu nổi tiếng mang tên Lời gọi bên sông (còn được biết đến với tên gọi Đò xuôi Thạch Hãn), Lê Bá Dương cũng là người đã khởi xướng nên phong trào kết bè thả hoa thường niên trên dòng sông Thạch Hãn vào ngày 27-7 để tưởng niệm vong linh đồng đội, những người đã ngã xuống mảnh đất Quảng Trị trong cuộc chiến khốc liệt của Mùa hè đỏ lửa.
Thứ hai, đây là bản gốc bài thơ của tác giả Lê Bá Dương đã in ở nhiều tờ báo, tập thơ và báo mạng:
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Vậy, ông Thanh đã lấy bài thơ này ở đâu để đọc trích dẫn khi nói chuyện với bàn dân thiên hạ? Hay ông cố tình biên tập lại, hoặc ông bị quên, đọc tùm lum, gây phản cảm? Ông hiểu về thơ quá kém thì càng phải đọc nhiều, cải biến bồi bổ thêm tâm hồn. Trong bài thơ, tác giả viết “xin chèo nhẹ”,tức là lướt nhẹ nhàng trên sóng nước để lắng sâu kỷ niệm với những người đồng đội đã ngã xuống năm xưa, và để yên nghỉ cho những hài cốt đồng đội còn chìm dưới đáy sông sâu. Thế mà ông “biên tập” làm hỏng ý nghĩa câu thơ: “ơi sầu nhé!” (ơi sầu nhé! thì chẳng có ý nghĩa gì!) - vậy theo ông, với người CCB trở lại chiến trường xưa đi đò trên dòng Thạch Hãn, với tâm trạng tác giả lúc đó ắp đầy kỷ niệm, thương cảm, làm sao còn tâm trí để “kêu gọi” con đò, bắt con đò phải “sầu nhé!” là thế nào?
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm
Câu thơ của người ta là: “Có tuổi đôi mươi hòa sóng nước”. Thế mà ông lại biên tập trậ lấc, mất hết ý nghĩa: “Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc”.
Lê Bá Dương viết: “Vỗ yên bờ-bãi, mãi ngàn năm”. Thế mà ông Thanh lại đọc ra thành: “Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm”. Của người ta là sóng “vỗ yên”, nhẹ nhàng, như ru hời hồn thiêng những liệt sĩ, mà ông “quyết liệt” đổi chữ “vỗ” thành chữ “mộ”. Tác giả dùng hình tượng con sóng vỗ, ông lại dùng từ "mộ". Thế ông chưa vào viếng nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị à? Nhà nước đưa hài cốt vào nghĩa trang, đâu có bỏ mặc tung tóe ngoài bờ bãi? Ông còn bỏ đi cái “dấu phảy nhấn ý” của tác giả, thêm một chữ “bãi” vô duyên lại vô cảm!
Ngoài bài thơ nói trên, một bài thơ hai câu của Lê Bá Dương đã xuất lộ trong một tình huống khác khi ông trả lời câu hỏi của một cô bé trong nhà dân "chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng trị?". Hai câu thơ viết vội trong trang sách học trò của cô bé và cũng là hai vế đối:
Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.
Thế nên, ông Thanh cần xem lại những phát ngôn và đọc thơ nêu trên!
BVB
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét