Sự kiện 3 tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng biển Việt Nam, ngang nhiên cắt cáp thăm dò của tàu địa chấn Bình Minh 02, đã gây ra một trận “sóng thần” phản đối Trung Quốc vi phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam. Việc lên tiếng quyết liệt không khoan nhượng về chủ quyền biển đảo của Viêt Nam và lên án mạnh mẽ hành động ngang ngược đó là cần thiết nhưng chưa đủ. Câu hỏi làm gì để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, trước mắt là biển đảo của Đất nước, một lần nữa lại vang lên.
Trong bài “Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của chúng ta”, nhóm tác giả Quỹ Nghiên cứu biển Đông đã viết: “Đã đến lúc chúng ta cần có những giải pháp tổng thể trên nhiều phương diện để tìm giải pháp cho Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông. Các giải pháp hiện nay cần tiến hành đồng bộ, đồng loạt và đi sâu vào nhiều tầng lớp nhân dân Việt Nam”. Đó là một nhận định chính xác. Và giải pháp căn bản nhất, nhờ đó có thể giải quyết tốt mọi giải pháp, đấy là việc cố kết lòng dân.
Nguyễn Trãi đã viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Vua Trần Thái Tông đã nói: “Phàm đã là bậc nhân quân tất phải lấy ý của thiên hạ làm ý của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình”. Những bài học về cố kết lòng dân, tiền nhân để lại nhiều không kể xiết. Nhưng những gì xảy ra ở Biển đông nhiều năm qua lại cho thấy hình như chúng ta vẫn chưa thật sự thấm nhuần.
Không chỉ vì sự cố 26/5 vừa qua ta mới nhận ra mưu đồ Trung Quốc, việc chiếm Hoàng sa năm 1974 và “lưỡi bò” Biển Đông ngang nhiên có mặt trên các bản đồ Trung Quốc nhiều chục năm qua, cho thấy dã tâm của họ. Không chỉ bắt bớ, giam giữ, đòi tiền chuộc ngư dân ta ở các vùng biển đảo, rất nhiều lần tàu của Trung Quốc đã vào sâu trong vùng lãnh hải của VN, cách đảo Lý Sơn chỉ 5 hải lý; thậm chí, có những hôm, tàu của họ đột ngột xuất hiện trên vùng biển thuộc vịnh Việt Thanh, nơi chỉ cách Dung Quất một tầm nhìn! ( Theo báo Thanh niên). Trong khi người dân đã rất nhiều bức xúc thì chúng ta lại phản ứng quá dè dặt, lặp đi lặp lại những tuyên bố “lịch lãm” về chủ quyền với những “yêu cầu” và “giao thiệp”. Báo chí thậm chí đã không chỉ đích danh, triền miên năm này sang năm khác là những “tàu lạ” và “ nước ngoài” với nhiều bóng gió xa xôi, Thật khó tin khi hàng xóm quấy nhiễu nhà mình mà mình lại khoanh tay bó gối nói bóng gió.
Vẫn biết sự kiềm chế là cần thiết, ngoại giao mềm dẻo là đắc sách, nhưng lòng yêu nước phải được hun đúc, nó phải được cháy lên bất kì ở đâu, bất cứ lúc nào. Không thể nói lúc này thì cần lòng yêu nước, lúc khác thì không. Không để dân nói to tiếng nói chính nghĩa và yêu nước, chẳng những lòng tự tôn dân tộc bị tổn thương, đó còn là miếng mồi ngon cho lòng tham vô đáy kẻ bá quyền.
Thực tế cho thấy trông chờ vào những giải pháp hữu hảo về Biển đông đã phá sản, trông cậy vào sức mạnh từ bên ngoài lại càng không nên. Chỉ có làm theo lời của tiền nhân, cố kết lòng dân, đốt cháy lòng yêu nước của dân và thực hiện ý dân thì khi đó việc “kiềm chế” và “mềm dẻo” mới gọi là đắc sách. Xưa, vua nước Đằng hỏi Mạnh Tử: Nước Đằng là nước nhỏ ở giữa hai nước lớn Tề và Sở, phải cậy vào nước nào? Mạnh Tử nói: “Phàm việc mà cứ trông cậy vào người thì không thể chắc được. Cậy nước này sẽ mếch lòng nước kia. Chỉ có cách giữ lấy nước, đào hào cho sâu, đắp thành cho cao, cố kết lòng dân, cùng dân giữ nước, dân sẽ không nỡ bỏ vua.”
Bài học ấy không phải chỉ có từ 2300 trước, nó có từ khi xã hội loại người có nhà nước. Một nhà nước vững mạnh, có thể chống trả bất kì kẻ thù nào, khi và chỉ khi nhà nước đó biết sợ mếch lòng dân, biết sợ dân giận dữ, chứ không phải sợ ai khác.
Đương cự với Trung Quốc, nhất là Trung Quốc thời nay, rất khó. Nhưng như Bác Hồ đã dạy: Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ khó vạn lần dân liệu cũng xong. Cứ vâng theo lời Bác thì tất thành, trái lời Bác thì tất bại.
TRÊN BÀN NHẬU HÔM NAY/03/06/2011
CHIỀU
+Biển Đông và cơn khát tài nguyên của Trung Quốc (Phụ nữ tp HCM): Vụ xâm phạm lãnh hải và quấy rối tàu Bình Minh 2, cũng như những hành động có mưu mô nham hiểm nhằm xua đuổi tàu cá chủ nhà để ăn cướp ngư trường truyền thống ngay trong lãnh hải chúng ta mới đây, là chỉ dấu quá rõ ràng cho nhân dân ta và thế giới biết họ muốn gì. Nhìn vào bản đồ Đông Nam Á, cái gọi là “đường lưỡi bò” do TQ tự vẽ rồi cũng tự phong là biên giới của mình để bắt các nước tuân theo, liếm đến tám mươi phần trăm biển Đông, không chỉ gây phẫn nộ mà còn tạo ra sự coi thường một quốc gia vẫn tự xưng là một cường quốc văn minh.
+VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ TRƯỚC HÀNH ĐỘNG " NÉM ĐÁ DÒ SÔNG " CỦA TRUNG QUỐC ( Phần 1 ) Và Phần kết (Phạm Viết Đào): Các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam cần phải vạch trần rõ âm mưu thủ đoạn nguy hiểm ẩn đăng sau cái tà thuyết “Đường lưỡi bò trên Biển Đông “; Vạch trần âm mưu thâm độc này trước hết để nhân dân Trung Quốc không bị cái tà thuyết này mê dụ, lôi vào một cuộc chiến tranh trên biển với các quốc gia láng giềng…Vạch trần âm mưu ẩn sau tà thuyết “ Đường lưỡi bò trền Biên Đông” để các quốc gia trong khu vực nhận thấy: đây không phải là một tà thuyết tào lao, nói chơi của nhà cầm quyền Bắc Kinh; Bởi ẩn phía sau tà thuyết này có cả một chiến lược lập trình sẵn của những kẻ mang tư tưởng Đại Hán, của những kẻ phòng thủ quyền lợi ích kỷ của mình, của băng nhóm mình bằng phương pháp phát động chiến tranh tấn công các nước láng giềng, danh nghĩa là để thu lợi về kinh tế nhưng chưa chắc đã thu lợi được gì…
+Dùng thương thảo giải quyết bất đồng (Người LĐ): Theo tôi, đây là chuyện xảy ra giữa hai nước láng giềng anh em, hai nước xã hội chủ nghĩa, hai nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo làm tôi rất trăn trở. Tôi cho rằng, để giải quyết mâu thuẫn này nên theo cách “lấy nước chữa lửa” mà không nên “dùng lửa chữa lửa”. Tôi chân thành đề nghị Đảng ta và đảng bạn nên thông qua việc lãnh đạo cấp cao hai bên ngồi lại thảo luận nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm cũng được và lấy việc thương thảo kiên trì để giải quyết bất đồng.
Lý lẽ này rất được TQ lợi dụng khai thác, các bác hưu trí cũng hay ngộ nhận điểm này. Chủ quyền là câu chuyện của quốc gia của dân tộc, không phải câu chuyện của tình đồng chí, tình Đảng, tình anh em kiểu CNXH lại càng không.
+Đừng để mắc bẫy trong 'phép thử' của Bắc Kinh (VTC New): Nói đúng hơn, đây giống như một cuộc phát động xâm lược - xâm lược ở đây không phải là chiến tranh, mà mang nhiều ý nghĩa, với nhiều giai đoạn, mà vụ tàu Bình Minh 02 chính là một "phép thử". Nếu ta không phản ứng cương quyết, họ sẽ tiếp tục lấn tới, và càng lúc càng phức tạp hơn.
+18 SỰ THẬT VỀ TRUNG HOA KHIẾN BẠN PHẢI SUY NGHĨ (BS Hồ Hải):Mỗi năm, có khoảng 10,000 người Trung Hoa bị tống vào các nhà tù "đen" mà không cần bị kết án.
+Biển Đông nhỏ chưa hẳn yếu (SGTT): Có thể coi vụ cắt cáp tàu Bình Minh II ngày 26.5, qua phân tích của TS Nguyễn Ngọc Trường, là một mũi tên nhắm tới nhiều đích như thăm dò phản ứng của ASEAN, của Mỹ và là một kiểu chiến tranh cân não. Từ phản ứng của các bên liên quan về phép thử, người bắn tên sẽ phải cân nhắc hành động trong giai đoạn tới.
+Triển khai giải pháp bảo vệ ngư dân (Tiền phong):“Việc tàu Trung Quốc xâm lấn nhiều lần vào vùng biển Việt Nam là có tổ chức. Để ngư dân Việt Nam tiếp tục ra khơi, bám biển, nhà nước cần sớm triển khai các giải pháp để bảo vệ ngư dân và chủ quyền trên biển”- ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, đề xuất, khi trả lời phỏng vấn Tiền Phong.
Bây giờ mới triển khai là quá muộn, Nhưng muộn còn hơn không.
+Phát ngôn&Hành động: Hàng xóm xấu tính và nghi án "đổi tiền lấy điểm" (TVN):Chuyện Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam để phá hoại cáp thăm dò tàu Bình Minh 02, chuyện một giảng viên ĐH bị tố “ăn tiền” sinh viên và nỗi sợ hãi thực phẩm chứa độc chất…là những lát cắt tuần qua.
+15 ứng viên TƯ trượt đại biểu QH khóa XIII (Dân trí): Công bố kết quả bầu cử sáng nay, lãnh đạo Đảng, nhà nước đều tài đắc cử với tỷ lệ phiếu bầu rất cao. Tuy nhiên, trong danh sách 500 người trúng cử đại biểu QH khóa VIII "khuyết" tên 15 ứng viên do TƯ giới thiệu.
+Những thành phố, thị trấn đáng sợ nhất hành tinh (Tầm nhìn)
+Đề thi đáng để suy ngẫm (Tuổi trẻ):Cách đây hai năm, đề văn từng gây “sốc” cho thí sinh ngay ở câu đầu tiên, “hỏi về hoàn cảnh sáng tác và tiểu sử tác giả” khi dẫn ra câu chuyện trong quán trà (truyện Thuốc của Lỗ Tấn) để yêu cầu thí sinh trả lời về nhan đề tác phẩm. Đề hay nhưng quá mới, quá bất ngờ đối với mặt bằng thí sinh vẫn quen với lối mòn học vẹt.
SÁNG
+Biển Đông và cách hành xử của Trung Quốc (Dân Việt):Hôm nay, bắt đầu Đối thoại Shangri-La:Vấn đề biển Đông sẽ được thảo luận tại Hội nghị An ninh châu Á thường niên (còn được gọi là Đối thoại Shangri-La), diễn ra từ ngày 3 đến 5.6 tại Singapore. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tham dự Đối thoại Shangri-La kể từ khi diễn đàn này được thành lập năm 2002.
+Philippines sẽ phản đối Trung Quốc lên tận LHQ (việt Nam+):Ngày 2/6, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố Manila sẽ nộp đơn phản đối lên Liên hợp quốc (LHQ) về một loạt vụ xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh hải quốc gia Đông Nam Á này.Tổng thống Aquino nói: "Chúng tôi đang hoàn thiện tất cả dữ liệu cần thiết, sau đó sẽ gửi chúng cho họ (Trung Quốc) và tiếp đó đệ trình lên cơ quan thích hợp là LHQ."
Việt Nam thì sao, không lẽ chỉ trao công hàm phản đối cho Trung Quốc là xong nghĩa vụ đối với dân?
+Leo thang biển Đông, còn láng giềng nào tin Trung Quốc? (Cu Làng Cát):14 nước có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc đã lần lượt đặt bút ký hiệp định biên giới. Lộ trình biên giới trên bộ đã đưa lại 12 nước thoả thuận. Các nước nhỏ và nghèo như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Mông Cổ… đều đặt bút thoả thuận mà lòng dân bất an bởi Trung Quốc đạt được các vùng biên rộng lớn, đổi lại các nước trên chỉ nhận lại dự án béo bở vào trong tay của một số người, đại đa số dân chúng không đổi đời được sau các ký lục đường biên đã thoả thuận. Về mặt ngoại giao Trung Quốc thắng lớn khi giải quyết xong đường biên với 12 nước trên bộ nhưng về mặt hình ảnh trong dân chúng của 12 nước trên, Trung Quốc vẫn mang tiếng là kẻ xấu xí, tham lam, nhiều khi bị cho là vô trách nhiệm.
+Chủ quyền của Việt Nam từ minh chứng lịch sử (VOV New):Từ sự minh chứng chủ quyền lịch sử, ngày 7/7/1951, thay mặt nhân dân Việt nam, Chủ tịch phái đoàn Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã dự Hội nghị San Francisco về “Hiệp ước hòa bình” với Nhật Bản. Tại đây ông đã tuyên bố rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ của mình. Hội nghị ấy có 51 nước tham gia, song không một thành viên nước nào phản đối hoặc bảo lưu ý kiến. Họ thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam có tiền lệ từ lâu đời trong lịch sử.
+AI ĐANG LÀM NỔI SÓNG Ở BIỂN ĐÔNG? (Nguyễn Xuân Diện):Việt Nam và các nước có quyền lợi cần dấy lên một phong trào quốc tế vì hòa bình ở biển Đông Nam Á, chống đường chữ U phi lý của Trung Quốc giống như phong trào đòi Mỹ rút khỏi Việt Nam và chấm dứt chiến tranh xâm lược trước đây. Cần có các liên minh, liên kết với các quốc gia gần xa để tạo thế trận "hợp tung" hay "liên hoành" và tích cực tạo dựng nội lực quốc gia thực sự cả về kinh tế, chính trị và quân sự để chứng tỏ với Trung Quốc rằng đất nước Việt Nam này có đủ ý chí và năng lực chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Ý kiến của Tô Văn Trường rất hay!
+Thái Bình Dương dậy sóng và cuộc đối đầu Mỹ-Trung (BVN):Có thể hiểu như thế nào về tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng “chúng tôi đã trở lại” (tại Bangkok ngày 21-7-2010) và tiếp đó là khẳng định Mỹ có “quyền lợi quốc gia” tại Biển Đông cũng như việc “Hoa Kỳ ủng hộ Tuyên bố ứng xử về Biển Đông của ASEAN-Trung Quốc 2002” (tại Hà Nội ngày 23-7-2010)? Còn gì nữa, nếu đó không là thái độ tiếp cận mới của Mỹ tại châu Á đối với chính sách bành trướng của Trung Quốc? Hung hăng coi thiên hạ tại Biển Đông chẳng ra cái đinh gì, Trung Quốc khiến Mỹ bắt đầu thấy ngứa mắt và bắt đầu đối đầu trực diện hơn với Bắc Kinh sau một thập niên gần như vắng bóng ở châu Á-Thái Bình Dương…
+Đại tá Quách Hải Lượng: Phải vạch rõ cái phi nghĩa của TQ (Pháp luật tp HCM): Thật ra vấn đề nổi cộm giữa ta và Trung Quốc là biển Đông nhưng để ép ta về vấn đề biển Đông thì Trung Quốc sử dụng nhiều mũi nhọn: kinh tế, đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở… Cho nên, việc Việt Nam xử sự với Trung Quốc là phải đối phó lại rất nhiều mũi nhọn chứ không phải chỉ riêng biển Đông.
Theo Đoan Trang, người phỏng vấn Đại tá Quách Hải Lượng: thì Đại tá có nhắc tới ý kiến của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch: “Ta đừng chờ họ mang quân tới đánh thì mới gọi là xâm lược, thực chất hiện nay họ đã xâm lược rồi. Phải nói như ông Nguyễn Cơ Thạch, rằng Trung Quốc đã phát động chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam. Nói thế mới là đầy đủ”.
+Hoàng Sa Qua Những Nhân Chứng (Nguyễn Trọng Tạo)
+ASEAN đoàn kết để kìm Trung Quốc (Người LĐ):Tốt nhất là sử dụng sự đoàn kết mạnh mẽ trong ASEAN và các phương pháp ngoại giao hữu hiệu để phân lập Trung Quốc, buộc họ hành động cẩn trọng hơn. Các nước ASEAN cần tạo dựng sự đồng tâm hiệp lực để ràng buộc Trung Quốc vào các cuộc đàm phán, thảo luận đa phương; đồng thời, nên đưa vấn đề biển Đông ra Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN cộng (ADMM+) và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (East Asia Summit) nhằm làm giảm tín nhiệm của Trung Quốc và vạch trần cách tuyên bố chủ quyền của nước này.
+Thêm ba tàu cá Việt Nam bị uy hiếp (PL TPHCM)
+Làm thế nào để ngư dân bám biển? (SGTT):Trao đổi với ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, chúng tôi biết có không ít trường hợp tàu cá hoạt động trên biển bị Trung Quốc tịch thu tài sản, phá hoại phương tiện nhưng ngư dân chỉ gọi về nhà mà không báo cho chính quyền..."Báo lên có được hỗ trợ gì không mà báo, “mình tự lo thân cho xong”. Trong thực tế, có rất nhiều tàu thuyền ngư dân ở Lý Sơn và huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi bị nước ngoài bắt, tịch thu tài sản, phương tiện, dẫn đến kiệt quệ nhưng không được địa phương tạo điều kiện để họ mua sắm phương tiện để ra khơi
+Bảo vệ ngư dân: Đừng nên thương hại! (Trần Minh Quân):Tại sao chúng ta mãi hô hào cho họ hãy tự tin tiến ra biển trong khi chưa chuẩn bị những phương án đối phó với hiểm nguy hay những cam kết đảm bảo an toàn mỗi khi có sự cố bắt bớ, cướp bóc xảy ra?
+Làm cách nào để giữ vững chủ quyền đất nước? (BVN):Biển Đông đang dậy sóng, gió phương Bắc thổi về làm nó dâng cao như sóng lừng. Làm gì đây để giữ yên lòng dân, giữ vững chủ quyền đất nước, đảo, biển đó là những thách thức và trách nhiệm đòi hỏi người cầm quân, lái con tàu đất nước phải lo lắng giải quyết. Thắng hay thua, thành hay bại đều là ở chốn này.
Nói phải chả biết củ cải có nghe không?
+Gặp thuyền trưởng đuổi tàu hải giám( Đất Việt):
+Kinh tế VN ‘đã chạm đáy bất ổn’ (BBC): Kinh tế gia trưởng Deepak Mishra của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam bình luận rằng Việt Nam đã vượt qua được giai đoạn tồi tệ nhất của sự bất ổn vĩ mô....Ông Mishra cũng cảnh báo còn quá sớm để ăn mừng thắng lợi trong cuộc chiến chống bất ổn vĩ mô.
+Bong bóng bất động sản có vỡ không? (VEF)
+Vinashin: Đụng đâu sai đó! ( Người LĐ):Chỉ trong thời gian từ cuối năm 2005 đến hết tháng 6-2010, Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức vay của các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức khác lên đến 72.000 tỉ đồng. Các giai đoạn của quá trình huy động, quản lý, sử dụng vốn đều bị buông lỏng và vi phạm quy định của pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét