NQL: Chuyện cụ Nguyễn Lân cũng mệt quá, thật tình không muốn đăng. Nhưng nghĩ lại nếu cả nể mà không đăng biết đâu lại có tội với hậu sinh.
Hàng năm, sau tết nguyên đán, nhóm bạn đồng môn trung học (cấp 2) hồi trước năm 1954 của chúng tôi thường tổ chức cuộc họp mặt đầu năm để nhớ lại những kỷ niệm êm dịu xa xưa, trao đổi những suy tư hoặc chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Năm nay, họ gặp nhau vào ngày mùng 6 tháng giêng âm lịch tại nhà bạn Minh Trí ở quận Tây Hồ. Anh bạn này có ngôi nhà khang trang, có sân, có vườn, rất thích hợp với những cuộc họp mặt vui vẻ. Hơn nữa, anh lại là người ham đọc sách, có thói quen tra cứu kỹ lưỡng, có suy nghĩ độc lập, chịu khó mua sắm những quyển sách mà anh cảm thấy cần thiết cho sự hiểu biết của mình nên anh có vốn hiểu biết khá sâu rộng. Đến nhà anh, bao giờ chúng tôi cũng biết thêm nhiều điều lý thú và bổ ích. Nhờ thời tiết ấm áp, nắng ráo nên số người tham dự đông hơn mọi năm. Vài người còn dẫn ông bạn già cùng đến họp, khiến cuộc gặp mặt năm nay càng thêm đông vui, gồm gần hai chục ông già trên dưới 75 tuổi, có người 80 tuổi. Buổi gặp mặt năm nay có khác hơn mọi năm vì đã diễn ra một cuộc thảo luận khá sôi nổi về một chủ đề liên quan đến văn hóa và giáo dục.
I. Cuộc mạn đàm ngoài dự kiến
Sau một hồi chào hỏi, tay bắt mặt mừng, thông báo với nhau về tình hình gia sự, về con cháu nội ngoại, ôn lại những kỷ niệm xa xưa, nói lên những niềm vui nỗi buồn và đôi điều mong muốn ở tuổi già, chúng tôi cùng nhau ăn uống qua loa nhẹ nhàng, định sẽ đi thăm mấy ngôi chùa ở gần đấy rồi chụp vài tấm ảnh chung để làm vật kỷ niệm, theo dự kiến. Bỗng bác M.H., một vị khách, vốn là cán bộ cấp cao của ngành giáo dục thông báo:
Năm nay, có một sự kiện rất đáng mừng, nhất là đối với những người từng làm thầy giáo, đó là việc Hội đông Nhân dân TP Hà Nội đã quyết định sắp tới đây sẽ lấy tên Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân để đặt cho một đường phố dài 2km tại nội thành. Giáo sư Nguyễn Lân là một thầy giáo nổi tiếng, một tài năng lỗi lạc, một đại trí thức uyên bác, một nhà sư phạm kiệt xuất. Điều đó thì hầu như mọi người đều biết, nhưng có lẽ một số bác còn chưa biết những nét cụ thể về cuộc đời của người thầy giáo mẫu mực này, nên tôi xin phép nhắc lại đôi nét về bậc “sư biểu” huyền thoại của chúng ta để chia sẻ niềm vui chung.
GS Nguyễn Lân sinh ngày 14 tháng 6năm 1906trong một gia đình nhà nông nghèo, hiếu học ở làng Ngọc Lập, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông bước vào nghề dạy học rất sớm. Từ năm 1923 đến năm 1935, ông dạy học ở hai trường tư thục Hồng Bàng vả Thăng Long. Ông đã từng thi đỗ thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và cũng thi đỗ tốt nghiệp thủ khoa của trường này. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình ...,ông đã đào tạo được những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. Từ năm 1935 đến năm 1945, ông dạy học tại Huế. Năm 1946, ông ra Hà Nội và dạy học tại Trường Chu Văn An. Khi kháng chiến bùng nổ, ông đưa vợ con lên vùng Việt Bắcvà được cử làm Giám đốc giáo dục Liên khu 10 gồm 6 tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên(nay là Vĩnh Phúc), Tuyên Quang, Lào Caivà Hà Giang. Năm 1951, ông được cử đi dạy ở Khu học xá tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Năm 1956, ông giảng dạy và làm chủ nhiệm Khoa Tâm lý- Giáo dục của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đến khi về hưu. Cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon-Tum, Đặng Thai Mai, Nguyễn Khánh Toàn..., ông thuộc lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư . Năm 1971, ông về hưu ở tuổi 65. Từ đó cho đến khi qua đời, ông đã dành trọn thời gian cho việc nghiên cứu và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Ông đã biên soạn nhiều cuốn từ điển nổi tiếng như: Từ điển Pháp – Việt, (1981), Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, (1989), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt (1993), Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2000), v.v. Năm 1988, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng nhà nướcvề khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt". Ngày 7 tháng 8 năm 2003, ông qua đời ở tuổi 97, tại Hà Nội
Bầu không khí bỗng trầm lắng một lúc, hình như mọi người còn phải cân nhắc, suy nghĩ một lát, rồi bạn Nguyễn Kỳ lên tiếng:
Những điều bác khách vừa kể, chúng tôi đều đọc được ở một số sách báo gần đây. Trong Diễn văn khai mạc Hội thảo Kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Nguyễn Lân, 1906 – 2006, GS TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói: “.....Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân còn la một nhà văn, nhà thơ, một nhà biên soạn từ điển mẫu mực với 42 tác phẩm đồ sộ là những di sản rút ra từ những nghiên cứu, những định hướng có giá trị về nhân cách trong sự phát triển nền giáo dục của nước nhà nhằm phát huy sức mạnh truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với những tiến bộ về văn hóa giáo dục của thế giới.”
Được biết, nhà giáo Nguyễn Lân đã biên soạn 10 quyển từ điển, gồm 5 quyển được biên soạn “cùng tập thể” và 5 quyển là sản phẩm của một mình ông, trong số đó có hai quyển quan trọng nhất, đó là Từ điển từ và ngữ Hán Việt (865 trang, Nxb TP Hố Chí Minh, 1989) và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2111 trang, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000). Kể về số lượng thì như thế cũng đã khá nhiều. Cuốn sách Từ điển từ và ngữ Hán – Việtđã được GS Lê Trí Viến khẳng định rằng “..., nó sẽ là một công cụ tra cứu rất quý không thể thiếu được đối với bất kỳ ai, trước hết là học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu, biên soạn, khi muốn nắm được nghĩa chính xác của các từ và ngữ Hán-Việt trong tiếng Việt hiện nay”. Còn về cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam thì GS Vũ Khiêu đánh giá rằng, “...trí tuệ và tâm huyết của tác giả đã tạo ra một tác phẩm rất có giá trị mà cả xã hội đang mong đợi”. Nhờ sự đánh giá rất cao như vậy cho nên cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nammới in xong trong tháng 3 năm 2000 thì cuối năm đó nhà giáo Nguyễn Lân được xét tặng Giải thường Nhà nước.
Chẳng bao lâu sau đó, khi đọc bài Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (chỉ mới “đọc lướt” ba mục chữ cái A, B, C mà đã thấy 107 cái sai!) và bài Những chỗ sai khó ngờ trong «Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân (cả hai bài đều của Huệ Thiên), rồi đến bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt (của Lê Mạnh Chiến) viết về từ điển của Nguyễn Lân thì mọi người vô cùng kinh ngạc về thành tích làm hại tiếng Việt của một người vốn được coi là có công lao đặc biệt trong việc “gìn giữ và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”. Độc giả chỉ cần gõ tên từng bài kia lên thanh tìm kiếm của Google thì sẽ tìm thấy ngay trên mạng Internet. Gần đây có thêm các loạt bài của Hoàng Tuấn Công (Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót; Những sai lầm mang tính hệ thống trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân; Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển – GS Nguyễn Lân, và v.v.) thì nỗi kinh hoàng càng tăng lên gấp bội. Phài khẳng định rằng, tính xác thực của các bài báo này rất cao, không thể chối cãi được. Ngay khi còn sống, nhà giáo Nguyễn Lân đã có phản ứng gay gắt đối với bài Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân của Huệ Thiên nhưng không đưa ra được lý lẽ gì để phản bác. Còn ông Nguyễn Lân Dũng (con trai của ông Nguyễn Lân) thì hết sức bực tức đối với bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt của Lê Mạnh Chiến ngay từ phút đầu tiên khi ông ấy đọc được trên báo Người Đại biển Nhân dân, nhưng từ đó đến nay đã gần chục năm trôi qua mà ông Dũng cùng những người có tâm trạng như ông ta không thể viết được một dòng phản bác, mặc dầu ông Dũng có quá thừa quyết tâm và thời gian để làm việc đó. Đối với trọng trách của một người thầy giáo, không có điều gì tệ hại bằng việc truyền bá những “tri thức” sai lệch, không có điều gì đáng chê trách bằng việc giảng dạy cho người khác những điều mà mình chưa học hoặc chưa hiểu biết kỹ càng. Từ điển về tiếng Việt là sách giúp mọi người hiểu rõ tiếng Việt, là sách tra cứu cho mọi người sử dụng tiếng Việt, gồm cả học sinh và các thầy giáo, cả người Việt Nam và người nước ngoài. Vẫn biết rằng, biên soạn từ điển là một việc rất khó, nhưng cái khó nằm ở chỗ định nghĩa hoặc giải thích những từ ngữ, những khái niệm quá trừu tượng, quá khó hiểu chứ không phải nằm ở mọi từ ngữ hoặc mọi khái niệm đơn giản hay ở sự nhặt nhạnh các từ ngữ.. Hơn nữa, người biên soạn hoàn toàn chủ động trong việc đưa từ ngữ này vào từ diển hoặc tạm tránh từ ngữ kia, tùy theo trình độ của mình. Như vậy, người giỏi thì biên soạn được từ điển phong phú về số lượng từ ngữ, sâu rộng về ngữ nghĩa; người chưa giỏi thì từ điển do ông ta biên soạn ra ắt phải nghèo nàn, hời hợt, không đáp ứng được yêu cầu của độc giả, nhưng vẫn có thể hạn chế được mọi sai sót. Nếu biết rõ năng lực của mình, biết đến đâu thì giảng đến đấy, nhất thiết không được dạy bảo người khác về điều mà mình chưa biết rõ thì làm gì có chuyện sai nhan nhản trong một cuốn từ điển, ngay cả ở những từ ngữ rất bình thường, rất đơn giản. Thật đáng ngạc nhiên khi người ta cố ý lảng tránh những lời cảnh báo về những cuốn từ điển có hại kia và cứ ca tụng một chiều, quá đáng, bỏ qua sự thật, rồi nâng tác giả của những cuốn từ điển ấy thành bậc “sư biểu”, tức là mẫu mực về học vấn và đạo đức.
Mọi người tần ngần, dường như chờ đợi ý kiến của bác M.H. nhưng một lúc sau vẫn không thấy ông có ý kiến gì. Dường như ông không thể có ý kiến gì khác. Ông chủ nhà xin phép nói:
Trong 10 năm gần đây, đã xuất hiện ba cuốn sách chuyên đề về nhà giáo Nguyễn Lân. Thứ nhất là cuốn Vinh quang nghề thầy (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, 440 trang) do Nguyễn Lân Dũng tuyển chọn hoặc mời người viết bài. Thứ hai là cuốn Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người – Kỷ yếu hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư NL 1906 – 2006 (gọi tắt là Kỷ yếu I, 114 trang, do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành ngày 14 tháng 6 năm 2006). Thứ ba là cuốn Nhà giáo Nhân dân Giáo sư Nuyễn Lân – cuộc đời và sự nghiệp (gọi tắt là Kỷ yếu II, 220 trang, do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành tháng 12 năm 2013).
Chúng tôi đã đến các cơ quan xuất bản các tập sách này để hỏi mua nhưng đều được trả lời rằng: “Đây là sách do gia đình GS Nguyễn Lân bỏ tiền ra in để biếu nhằm tuyên truyền trong phạm vi cần thiết chứ không bán”. Cả ba cuốn sách đều không ghi giá bán ngoài bìa. Ngay cà Thư viện Quốc gia cũng không có ba cuốn sách này. Thực chất, chúng là những bản xưng tụng trong nội bộ gia đình, là những nén hương của con cháu, của học trò, của những người thân, những người ngưỡng mộ hoặc có quan hệ xa gần nào đó thắp trên bàn thở để tưởng niệm người quá cố. Bởi vậy, những bài viết trong đó không cần tính chính xác, tính chặt chẽ, miễn sao cứ viết thật hay thật đẹp về người đã khuất, không cần dẫn chứng. Độc giả của chúng (là những người được tặng sách) cũng là những đối tượng được chọn lọc kỹ càng
Người ta đã hiểu lầm khi coi những buổi tưởng niệm người quá cố với những bài tán tụng một chiều là những hội thào khoa học, coi các tập Kỷ yếu về các hội thảo ấy là những văn bản đánh giá, khẳng định công lao, thành tích khoa học sáng ngời và phẩm chất vô cùng cao quý của người quá cố, rồi từ đó dựng nên một thần tượng để cho thế hệ hiện tại và mọi thế hệ mai sau tôn thờ. Điều đó đã dẫn đến Quyết định của HĐND thành phố Hà Nội về việc sử dụng tên Nguyễn Lân để đặt cho một con đường lớn ở trong thành phố. Sự thật thì ba tập sách kia về nhà giáo Nguyễn Lân hoàn toàn không đủ độ tin cậy để đánh giá tài năng và cống hiến của ông. Chúng tôi đã có ý định tổ chức một cuộc thảo luận về vấn đề này trong đám bạn bè những người quan tâm, nhằm kiểm chứng những điều đã được viết trong đó
.
Hôm nay, nhân việc bác M.H. nhắc đến tin này, bạn Nguyễn Kỳ và tôi đã phát biểu vài lời hé lộ chút ít sự thực. xung quanh huyền thoại về nhà giáo Nguyễn Lân. Lâu nay, tôi và một số bạn có mặt ở đây đã chú ý đến huyền thoại này nên đã thu thập được khá nhiều chứng cứ quan trọng đủ để khẳng định được một số điều rất cụ thể. Mong rằng, sắp tới chúng ta sẽ có một cuộc họp mặt để thảo luận về câu chuyện này.
Mọi người trao đổi rì rầm một lúc. Vài phút sau, có người lên tiếng:
- Vậy thì ngay hôm nay, ông chủ nhà cứ “thuyết trình” cho chúng tôi nghe rồi mọi người cùng mạn đàm có phải tiện lợi hơn không? Tôi đề nghị mọi người không đi thăm chùa chiền nữa, để nghe thêm về câu chuyện hấp dẫn và bổ ích này. Các bác có đồng ý như vậy không?”
Có tiếng nói to: “Chuyện đáng quan tâm như thế, bỏ dở sao đành”.
Mọi người đồng thanh lên tiếng: “hãy cứ tiếp tục ” .
Chủ nhà vui vẻ đáp :
Nói là “thuyết trình” thì có vẻ trịnh trọng quá, chúng tôi không dám nhận lời. Nhưng các bác có thể đặt câu hỏi, tôi và các bạn khác biết đến đâu thì trả lời đến đấy, và mọi người chắc cũng có nhiều ý kiến đóng góp thêm. Cần phải nói ngay rằng, nhiều người đã nghe nói hoặc đã đọc các bài viết về nhiều phẩm chất tốt đẹp tuyệt vời của nhà giáo Nguyễn Lân (tuy không có dẫn chứng cụ thể), trong đó, phần lớn đều là những lời ngoa truyền, khác xa sự thực nên chưa mấy ai biết về những “mặt trái” rất đáng chê trách của ông cùng những tai hại do chúng gây ra. Mặc dầu đã có một số tác giả vạch rõ rất nhiều sai lầm ngbiêm trọng trong các từ điển của nhà giáo Nguyễn Lân, với đầy đủ dẫn chứng chặt chẽ, nghiêm túc và có trách nhiệm nên suốt nhiều năm qua không ai bác bỏ được, nhưng dường như những lời tán tụng một chiều vẫn che khuất những tiếng nói trung thực. Bởi vậy, ở đây chúng ta cần nói rõ vè những sự thực còn ít người biết về nhà giáo này, với những dẫn chứng rất cụ thể, “nói có sách, mách có chứng”.
Thế là cuộc gặp mặt đầu năm của nhóm cựu học sinh chúng tôi chuyển thành một cuộc mạn đàm, tạm gọi là “Góp phần tìm hiểu về nhà giáo Nguyễn Lân”. Ông chủ nhà ôm ra một chồng lớn gồm một số quyển sách, nhiều tờ báo và nhiều bài báo in rời để giúp cử tọa tìm hiểu và đặt câu hỏi. Mọi người vừa lắng nghe vừa háo hức chuyền tay nhau đọc lướt qua các tập sách báo để tìm hiểu thêm. .
I. Trả lời một số câu hỏi thiết thực
Câu hỏi 1:
Bác M.H. đã nói về những sự kiện quan trọng trong quãng đời học tập và giảng dạy của Nhà giáo Nguyễn Lân, trong đó có những điều gì chưa đúng hoặc thiếu chính xác?
Trả lời:
Bạn Nguyễn Kỳ vừa nói rằng, “Những điều bác khách vừa kể,chúng tôi đều đọc được ở một số sách báo gần đây”. Đó là sự xác nhận về việc bác M.H. đã nói rất trung thực theo những điều đã được ghi nhận trên sách báo. Chỉ có điều oái oăm là, các sự kiện đó được các tác giả viết đi viết lại mà vẫn không ăn khớp với nhau, nhiều khi không đúng. Sau đây là một số ví dụ.
● Tiểu sử Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân (ở sách Vinh quang nghề thầy và cả ở Kỷ yếu I) đã ghi: “Dạy học tại hai trường tư thuc Hồng Bàng và Thăng Long (từ 1923 đến 1935)”, và “Chủ nhiệm khoa Tâm lý – Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1956 đến năm 1971 (về nghỉ hưu)
● GS Nguyễn Đình Chú viết: “Năm 1932, Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và chính thức bước vào nghề dạy học, mở trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội.” (Kỷ yếu II, trang 11) ;
● PGS Lê Khánh Bằng viết : “Năm 1927, thầy đỗ khoa thi vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, thầy dạy tại trường Thăng Long, Hà Nội “ ....Năm 1956, thầy về dạy tại Khoa Tâm lý – Giáo dục của trường ĐH SP HN , rối sau đó làm chủ nhiệm khoa. Thầy đã được phong học hàm Giáo sư (Kỷ yếu II,trang 89, 90 )
● Th.S Vũ Thị Mai Hường viết: “Năm 1932, Nguyễn Lân tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và chính thức bước vào nghề dạy học. Ông đã bắt đầu với việc mở Trường Tư thục Thăng Long ở Hà Nội” (Kỷ yếu II, trang 208 -209 ).
● Th.S Nguyễn Thúy Quỳnh viết: “Năm 1927, Nguyễn Lân đỗ thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, ông dạy tại trường Hồng Bàng, sau đó, làm giám học và dạy 2 môn Văn, Sử tại Trường Thăng Long. Cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình..., ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam (Kỷ yếu II, trang 195).
● Bản tin của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (do Minh Vượng tổng hợp) viết: “Năm 1927, ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Năm 1932, tốt nghiệp thủ khoa của trường, ông về dạy học tại Trường Hồng Bàng (Hải Phòng); sau đó làm giám học và dạy 2 môn Văn, Sử tại Trường Thăng Long (Hà Nội). Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình ... ông đã đào tạo được những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. Từ năm 1935 đến năm 1945 ông sinh sống tại Huế.”
● Từ điển Wikipedia tiếng Việt, trong bài tiểu sử nhà giáo Nguyễn Lân cũng viết: Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương.
Rõ ràng là những điều bác M.H. đã nói về nhà giáo Nguyễn Lân đều đã được đăng tải trên các sách báo. Phải nói rằng, bác M.H.nhớ rất chính xác những điều mà mình đã đọc.
Theo “Hồi ký giáo dục” do chinh nhà giáo Nguyễn Lân viết (mà những người có bài trong hai tập Kỷ yếu hội thảo I và II đều được phân phát) thì năm 1927, ông mới tốt nghiệp Trường Bưởi (tương đương tốt nghiệp Trung học cơ sở, tức là lớp 9 hiện nay) nhưng không thi vào Cao đẳng Sư phạm, mà xin dạy tiểu học tại Trung Bắc học hiệu ở phố Lý Quốc Sư hiện nay (Vinh quang nghề thầy, trang 16) . Như vậy, năm 1923, ông mới tốt nghiệp tiểu học, chưa đi dạy học. Năm 1927, ông chưa thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Đông dương nên không thể đỗ thù khoa trong kỳ thi vào trường năm ấy, như nhiều người đã viết. Năm 1929, ông mới thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm (không thấy nói đỗ thủ khoa trong kỳ thi này), đến năm 1932 thì tốt nghiệp (đỗ đầu trong nhóm 7 người học Văn) và ra dạy học tại Trường tư thục Hồng Bàng ở phố Hàng Trống (trang 19). Dạy ở trường Hồng Bàng 2 năm, ông mới chuyển sang dạy Trường Thăng Long từnăm 1934, đến năm 1935 thì ông bị chuyển vào Huế. Tuy nhiều tác giả viết rằng ông là người sáng lập Trường tư thục Thăng Long, nhưng không phải như vậy, vì trường này đã được thành lập từ năm 1929 (khi ông Nguyễn Lân mới bắt đầu vào học Cao đửng Sư phạm) và ngày 19/11/2009 đã làm lễ kỷ niệm 80 năm thành lập, có bà Nguyễn Thị Doan tham dự (http://www.vietnamplus.vn/80-nam-thanh-lap-truong-tieu-hoc-thang-long/25765.vnp) .
Trong ”Hồi ký giáo dục”, Nhà giáo Nguyến Lân cho biết, Trường Thăng Long lúc bấy giờ (năm 1934) chỉ được phép đào tạo học sinh đi thi Cao đẳng tiểu học (tương đương với Trung học cơ sở hiện nay) vì ông Hiệu trưởng Phạm Hữu Ninh chỉ có bằng Cao đẳng tiểu học. Trong niên khóa 1934 – 1935, trường này có tổ chức ôn thì cho hơn 30 học sinh chuẩn bị thi tú tài phần 1 và đã có 7 người thi đỗ. Những học sinh này đều học ở các nơi khác là chính, chỉ nhờ các thầy ở Trường Thăng Long kèm cặp thêm. Sự thi đỗ hay trượt là do sức học của họ là chính, không thể nói là do Trường Thăng Long đào tạo, càng không thể nói là do thầy giáo Nguyễn Lân đào tạo.
Cũng theo “Hồi ký giáo dục”, đến năm 1965, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội mới có Khoa Tâm lý – Giáo dục. Nhà giáo Nguyễn Lân làm Chủ nhiệm khoa đầu tiên, từ năm 1965 đến năm 1971 chứ không phải từ năm 1956 đến năm 1971 như đã ghi trong tiểu sử. Trước năm 1965, ông làm tổ phó Tổ Tâm lý – Giáo dục. Thầy giáo Nguyễn hữu Tảo (1900 – 1966) - người mà ông Nguyễn Lân coi là bậc đàn anh về tuổi tác và về kinh nghiệm, đã giữ chức Tổ trưởng cho đến khi về hưu (cuối năm 1964). Ông Nguyễn Lân viết: “Khi cụ Tảo xin về hưu, tôi lại trở thành tổ trưởng” (Vinh quang nghề thầy, trang 40).
Hiện nay không có bằng chứng để khẳng định tính xác thực của “Hồi ký giáo dục” này (ví dụ như các giấy tờ cũ của các trường mà Nhà giáo Nguyễn Lân theo học, các bản tin trên báo chí đương thời, v.v.) nhưng đây là tài liệu duy nhất nói về những sự kiện trong quãng đời đi học và dạy học của ông, do chính ông viết ra, cho nên, đó vẫn là tài liệu duy nhất đáng tin hơn cả. Nhưng người tuyển chọn bài, những người viết bài và những người biên tập ba quyển sách ca ngợi nhà giáo Nguyễn Lân vẫn không cần chú ý đến những sự sai lệch, thiếu nhất quán ngay trước mắt như thế, điều đó chứng tỏ rằng họ không quan tâm đến sự đúng hay sai, chỉ cần gán cho nhà giáo Nguyễn Lân thật nhiều thành tích và phẩm chất cao quý, theo hướng đã định sẵn . Do đó, có thể tin rằng, các bài viết để tán tụng nhà giáo Nguyễn Lân không thể phản ánh nhứng giá trị thực trong cuộc đời và sự nghiệp của ông
Câu hỏi 2:
Bác M.H. còn nói rằng, nhà giáo Nguyễn Lân cùng với các nhà giáo nổi tiếng và xuất sắc khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Ngụy Như Kon-Tum, Đặng Thai Mai, Nguyễn Khánh Toàn... thuộc lớp người đầu tiên được nhà nước Việt Nam phong Học hàm Giáo sư, và chính nhà giáo Nguyễn Lân cũng luôn luôn tự nhận mình là Giáo sư nhưng nhiều người vẫn nói rằng, ông Nguyễn Lân chỉ là Giáo sư tự phong mà thôi. Vậy, đâu là sự thực?
Trả lời:
Nhà giáo Nguyễn Lân đã được hầu hết mọi người gọi là Giáo sư. Các nhà lãnh đạo như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, các vị Bộ trưởng, Hiệu trưởng, v.v., đều gọi như thế. PGS Lê Khánh Bằngở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng khẳng định: “Thầy đã được phong học hàm Giáo sư”. Chính ông Nguyễn Lân cũng luôn luôn ghi danh hiệu Giáo sư ở các bài báo hoặc các quyển sách của mình..
Tiểu sử của nhà giáo Nguyễn Lân ở từ điển Wikipedia tiếng Việt trên mạng Internet (hiển nhiên là đã được thân nhân của nhà giáo Nguyễn Lân hoàn toàn tán thành), được viết như sau:
· Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. (sai!) ● Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... , ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. ..........
● Năm 2001: Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt".
Như vậy, rất nhiều người, rất nhiều taid kiệu đã khẳng định rằng, nhà giáo Nguyễn Lân là một trong những người đầu tiên đã được phong tặng chức danh Giáo sư, cùng với các trí thức nổi tiếng khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v. Tuy nhiên, muốn biết nhà giáo Nguyễn Lân có được phong học hàm Giáo sư hay không, chúng ta phải dựa vào các Quyết định chính thức của Nhà nước trong các lần phong tặng học hàm Giáo sư.
Trong Quyết định 162/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 11 tháng 9 năm 1956 về việc phong hàm giáo sư cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu (trong đó có các ông Tạ quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v.), có tên những người sau đây:
● Sử học (5): Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Huy Thông,
Nguyễn Khánh Toàn. ● Văn học (3): Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu. ●Triết học (1): Trần Đức Thảo. ● Toán học (2): Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm. ● Vật lý (1): Ngụy Như Kon Tum. ● Hóa học (1): Nguyễn Hoán. ● Y học (14): Đặng Văn Chung, Hồ Đắc Di, Vũ Công Hòe, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Nội, Trương Công Quyền, Phạm Ngọc Thạch, Đinh Văn Thắng, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước. ● Nông học (1): Lương Định Của. ● Cơ khí (1): Trần Đại Nghĩa.
Quyết định này không ghi tên nhà giáo Nguyễn Lân. Như vậy, ông Nguyễn Lân không được phong học hàm Giáo sư trong đợt đầu tiên (năm 1956) như mọi người vẫn ngoa truyền. Ở các đợt phong học hàm Giáo sư tiếp theo (vào các năm 1980, 1984, 1986, 1988, 1989, 1991, 1992, 1996, 1997, 2001, 2002, 2003) cũng không có tên nhà giáo Nguyễn Lân.
Hầu như tất cả các nhà giáo đã từng được Chính phủ mời ra dạy Đại hoc hối cuối năm 1945 hoặc đã day các lớp Dự bị Đại học trước năm 1954 đều được phong Giáo sư theo Quyết định 162/CP năm 1956. Chỉ có hai vị trong số đó không được phong Giáo sư, đó là cụ Cao Xuân Huy và cụ Nguyễn Thúc Hào (đều quê ở Nghệ An), có lẽ vì họ xuất thân từ các gia đình địa chủ, quan lại. Nhà giáo Nguyễn Lân đến năm 1956 mới được cử vào bộ môn Tâm lý – Giáo dục ở Đại học Sư pham Hà Nội, làm phụ tá cho nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo (1900 – 1966) cho đến hết năm 1964. Nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo (về hưu tháng 12/1964) chưa được phong học hàm Giáo sư, bởi vậy, nhà giáo Nguyễn Lân không được phong Giáo sư là lẽ đương nhiên
.
Năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội cùng với Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã xuất bản cuốn sách GIÁO SƯ VIỆT NAM (khổ 19x27cm, 1132 trang; mỗi trang đều in ảnh, sơ yếu lý lịch và thành tích khoa học của một giáo sư) Tại trang 11 có DANH SÁCH CÁC GIÁO SƯ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC PHONG TRƯỚC NĂM 1980, gồm 29 người, sắp xếp tên theo thứ tự ABC, như sau:
1. ĐÀO DUY ANH (Sử học) 2. TẠ QUANG BỬU (Toán học) 3. ĐẶNG VĂN CHUNG (Y học) 4. LƯƠNG ĐỊNH CỦA (Nông học) 5. HỒ ĐẮC DI (Y học) 6. TRẦN VĂN GIÀU (Sử học) 7. NGUYỄN HOÁN (Hóa học) 8. VŨ CÔNG HÒE (Y học) 9. ĐỖ XUÂN HỢP (Y học) 10. NGUYỄN VĂN HUYÊN (Sử học) 11. ĐẶNG VŨ HỶ (Y học) 12. ĐẶNG THAI MAI (Văn học) 13. TRẦN ĐẠI NGHĨA (Cơ khí) 14. NGUYỄN XUÂN NGUYÊN (Y học) 15. ĐẶNG VĂN NGỮ (Y học) | 16. ĐẶNG VĂN NỘI (Y học) 17. TRƯƠNG CÔNG QUYỀN (Y học) 18. PHẠM NGỌC THẠCH (Y học) 19. TRẦN ĐỨC THẢO (Triết học) 20. ĐINH VĂN THẮNG. (Y học) 21. LÊ VĂN THIÊM (Toán học) 22. PHẠM HUY THÔNG (Sử học) 23. NGUYỄN KHÁNH TOÀN (Sử học) 24. HOÀNG TÍCH TRÝ (Y học) 25. NGỤY NHƯ LON TUM (Vật lý) 26. TÔN THẤT TÙNG (Y học) 27. TRẦN HỮU TƯỚC (Y học) 28. NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (Văn học) 29. TRƯƠNG TỬU (Văn học) |
Danh sách này hoàn toàn phù hợp với danh sách kèm theo Quyết định 162/CP kể trên. Ở đó không có tên nhà giáo Nguyễn Lân.
Từ trang 13 đến trang 1100 ghi tên các Giáo sư được phong trong các đợt tiếp theo đến năm 2003, cùng với tiểu sử và thành tích của từng người (mỗi vị chiếm trọn 1 trang nhưng một số vị không nộp hồ sơ thì được ghi tên chung trong một số trang, không có ảnh và không có tiểu sử). Gần hai chục trang cuối cùng là Danh sách 1094 Giáo sư được phong từ đợt đầu tiên năm 1956 đên năm 2003, sắp xếp tên theo thứ tự ABC. Trong số đó có một người tên là Nguyễn Lân nhưng ông này là Kiến trúc sư, sinh năm 1940, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế chứ không phải là nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân.
Trong đám thư từ chúc tết và mừng thọ nhà giáo Nguyễn Lân khi ông còn sống (in trong quyển Vinh quang nghề thầy do ông Nguyễn Lân Dũng tuyển chọn bài vở), người ta thấy Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gọi ông là “Lão đồng chí”, Cố phó thủ tướng Tố Hữu thì gọi ông là “thầy”, Cựu phó thủ tướng Nguyễn Khánh thì gọi ông là ‘bác”, chứ không gọi ông là “Giáo sư”. Các vị cựu lãnh đạo này rất cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ. Họ không nhầm, không sơ hở trong cách xưng hô.
Một người lên tiếng:
Như vậy, rõ ràng là nhà giáo Nguyễn Lân chưa từng được Nhà nước phong học hàm Giáo sư. Danh hiệu Giáo sư của nhà giáo Nguyễn Lân là một danh hiệu tự phong. Chính ông cùng các con cháu của ông đã quảng bá danh hiệu đó một cách công nhiên, đầy tự hào, coi như một danh hiệu chính thức có thật.
Câu hỏi 3:
Trong bài Phát biểu khai mạc Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Nguyễn Lân 1906 – 2006 (tháng 8 năm 2006), với chủ đề “Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người”, GS TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói: “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân còn là một nhà văn, nhà thơ, một nhà soạn từ điển mẫu mực với 42 tác phẩm đồ sộ, đó là những di sản rút ra từ những nghiên cứu , những định hướng có giá trị về nhân cách trong sự phát triển nền giáo dục của nước nhà nhằm phát huy sức mạnh truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với những tiến bộ về văn hóa giáo dục của thế giới”. Vì sao một người có đến 42 tác phẩm khoa học “đồ sộ” mà không được phong học hàm Giáo sư và cũng chỉ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước (không được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh) đợt II, khi đã ở tuổi 95, sau khi quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam vừa mới in xong “chưa ráo mực” ? Lời tán tụng của GS TS Nguyễn Viết Thịnh về nhà giáo Nguyến Lân có đúng hay không?
Một người nêu ý kiến:
“Trước hết, ít nhất, nhà giáo Nguyễn Lân đã được xác định là tác giả của hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt. Điều đó đã được phân tích và công bố cách đây gần 10 năm, và tất cả những người bênh vực ông đều không thể chối cãi được. Nhưng, sự thực còn nguy hiểm hơn thế nữa, vì điều đó mới là phát hiện ban đầu của một tác giả chưa có điều kiện xem xét hết mọi quyển từ điển của ông Nguyễn Lân mà thôi. Nay đã có bằng chứng đầy đủ để nói rằng, tất cả 5 quyển từ điển do ông Nguyễn Lân biên soạn một mình đều phạm rất nhiều sai lầm, rất có hại cho tiêng Việt. Vậy thì ông không thể là một là nhà biên soạn từ điển mẫu mực, mà phải nói rằng, ông là một nhà biên soạn từ điển rất cẩu thả, coi thường trách nhiệm, gây nhiều tai hại, rất đáng phê phán thật nghiêm khắc. Mọi người còn cần phải phân tích, phê phán nhiều hơn nữa về điều này. Nay hãy xem xét về mặt ”khối lượng” thành tích của ông. Có đúng là nhà giáo Nguyễn Lân đã để lại 42 tác phẩm “đồ sộ” như lời tán dương của GS TS Nguyễn Viết Thịnh hay không ?”
Trả lời:
▌Nhà giáo Nguyễn Lân đã được hầu hết mọi người gọi là Giáo sư. Các nhà lãnh đạo như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, các vị Bộ trưởng, Hiệu trưởng, v.v., đều gọi như thế. PGS Lê Khánh Bằngở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng khẳng định: “Thầy đã được phong học hàm Giáo sư”. Chính ông Nguyễn Lân cũng luôn luôn ghi danh hiệu Giáo sư ở các bài báo hoặc các quyển sách của mình..
Tiểu sử của nhà giáo Nguyễn Lân ở từ điển Wikipedia tiếng Việt trên mạng Internet (hiển nhiên là đã được thân nhân của nhà giáo Nguyễn Lân hoàn toàn tán thành), được viết như sau:
· Năm 1927: Ông thi đỗ Thủ khoa vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. (sai!) ● Năm 1932: Ông dạy tại Trường Hồng Bàng, sau đó làm giám học và dạy 2 môn văn, sử tại Trường Thăng Long. Tại Trường Tư thục Thăng Long, cùng với các nhà giáo giỏi như Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám, Tôn Thất Bình... , ông đã đào tạo ra những tú tài xuất sắc cho Việt Nam. ..........
● Năm 2001: Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt".
Như vậy, rất nhiều người, rất nhiều taid kiệu đã khẳng định rằng, nhà giáo Nguyễn Lân là một trong những người đầu tiên đã được phong tặng chức danh Giáo sư, cùng với các trí thức nổi tiếng khác như Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v. Tuy nhiên, muốn biết nhà giáo Nguyễn Lân có được phong học hàm Giáo sư hay không, chúng ta phải dựa vào các Quyết định chính thức của Nhà nước trong các lần phong tặng học hàm Giáo sư.
Trong Quyết định 162/CP do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 11 tháng 9 năm 1956 về việc phong hàm giáo sư cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu (trong đó có các ông Tạ quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, v.v.), có tên những người sau đây:
● Sử học (5): Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Huyên, Phạm Huy Thông,
Nguyễn Khánh Toàn. ● Văn học (3): Đặng Thai Mai, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu. ●Triết học (1): Trần Đức Thảo. ● Toán học (2): Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm. ● Vật lý (1): Ngụy Như Kon Tum. ● Hóa học (1): Nguyễn Hoán. ● Y học (14): Đặng Văn Chung, Hồ Đắc Di, Vũ Công Hòe, Đỗ Xuân Hợp, Đặng Vũ Hỷ, Nguyễn Xuân Nguyên, Đặng Văn Ngữ, Đặng Văn Nội, Trương Công Quyền, Phạm Ngọc Thạch, Đinh Văn Thắng, Hoàng Tích Trí, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước. ● Nông học (1): Lương Định Của. ● Cơ khí (1): Trần Đại Nghĩa.
Quyết định này không ghi tên nhà giáo Nguyễn Lân. Như vậy, ông Nguyễn Lân không được phong học hàm Giáo sư trong đợt đầu tiên (năm 1956) như mọi người vẫn ngoa truyền. Ở các đợt phong học hàm Giáo sư tiếp theo (vào các năm 1980, 1984, 1986, 1988, 1989, 1991, 1992, 1996, 1997, 2001, 2002, 2003) cũng không có tên nhà giáo Nguyễn Lân.
Hầu như tất cả các nhà giáo đã từng được Chính phủ mời ra dạy Đại hoc hối cuối năm 1945 hoặc đã day các lớp Dự bị Đại học trước năm 1954 đều được phong Giáo sư theo Quyết định 162/CP năm 1956. Chỉ có hai vị trong số đó không được phong Giáo sư, đó là cụ Cao Xuân Huy và cụ Nguyễn Thúc Hào (đều quê ở Nghệ An), có lẽ vì họ xuất thân từ các gia đình địa chủ, quan lại. Nhà giáo Nguyễn Lân đến năm 1956 mới được cử vào bộ môn Tâm lý – Giáo dục ở Đại học Sư pham Hà Nội, làm phụ tá cho nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo (1900 – 1966) cho đến hết năm 1964. Nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo (về hưu tháng 12/1964) chưa được phong học hàm Giáo sư, bởi vậy, nhà giáo Nguyễn Lân không được phong Giáo sư là lẽ đương nhiên .
Năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội cùng với Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước đã xuất bản cuốn sách GIÁO SƯ VIỆT NAM (khổ 19x27cm, 1132 trang; mỗi trang đều in ảnh, sơ yếu lý lịch và thành tích khoa học của một giáo sư) Tại trang 11 có DANH SÁCH CÁC GIÁO SƯ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC PHONG TRƯỚC NĂM 1980, gồm 29 người, sắp xếp tên theo thứ tự ABC, như sau:
1. ĐÀO DUY ANH (Sử học) 2. TẠ QUANG BỬU (Toán học) 3. ĐẶNG VĂN CHUNG (Y học) 4. LƯƠNG ĐỊNH CỦA (Nông học) 5. HỒ ĐẮC DI (Y học) 6. TRẦN VĂN GIÀU (Sử học) 7. NGUYỄN HOÁN (Hóa học) 8. VŨ CÔNG HÒE (Y học) 9. ĐỖ XUÂN HỢP (Y học) 10. NGUYỄN VĂN HUYÊN (Sử học) 11. ĐẶNG VŨ HỶ (Y học) 12. ĐẶNG THAI MAI (Văn học) 13. TRẦN ĐẠI NGHĨA (Cơ khí) 14. NGUYỄN XUÂN NGUYÊN (Y học) 15. ĐẶNG VĂN NGỮ (Y học) | 16. ĐẶNG VĂN NỘI (Y học) 17. TRƯƠNG CÔNG QUYỀN (Y học) 18. PHẠM NGỌC THẠCH (Y học) 19. TRẦN ĐỨC THẢO (Triết học) 20. ĐINH VĂN THẮNG. (Y học) 21. LÊ VĂN THIÊM (Toán học) 22. PHẠM HUY THÔNG (Sử học) 23. NGUYỄN KHÁNH TOÀN (Sử học) 24. HOÀNG TÍCH TRÝ (Y học) 25. NGỤY NHƯ LON TUM (Vật lý) 26. TÔN THẤT TÙNG (Y học) 27. TRẦN HỮU TƯỚC (Y học) 28. NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (Văn học) 29. TRƯƠNG TỬU (Văn học) |
Danh sách này hoàn toàn phù hợp với danh sách kèm theo Quyết định 162/CP kể trên. Ở đó không có tên nhà giáo Nguyễn Lân.
Từ trang 13 đến trang 1100 ghi tên các Giáo sư được phong trong các đợt tiếp theo đến năm 2003, cùng với tiểu sử và thành tích của từng người (mỗi vị chiếm trọn 1 trang nhưng một số vị không nộp hồ sơ thì được ghi tên chung trong một số trang, không có ảnh và không có tiểu sử). Gần hai chục trang cuối cùng là Danh sách 1094 Giáo sư được phong từ đợt đầu tiên năm 1956 đên năm 2003, sắp xếp tên theo thứ tự ABC. Trong số đó có một người tên là Nguyễn Lân nhưng ông này là Kiến trúc sư, sinh năm 1940, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế chứ không phải là nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân.
Trong đám thư từ chúc tết và mừng thọ nhà giáo Nguyễn Lân khi ông còn sống (in trong quyển Vinh quang nghề thầy do ông Nguyễn Lân Dũng tuyển chọn bài vở), người ta thấy Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gọi ông là “Lão đồng chí”, Cố phó thủ tướng Tố Hữu thì gọi ông là “thầy”, Cựu phó thủ tướng Nguyễn Khánh thì gọi ông là ‘bác”, chứ không gọi ông là “Giáo sư”. Các vị cựu lãnh đạo này rất cẩn trọng trong việc sử dụng ngôn từ. Họ không nhầm, không sơ hở trong cách xưng hô.
Một người lên tiếng:
Như vậy, rõ ràng là nhà giáo Nguyễn Lân chưa từng được Nhà nước phong học hàm Giáo sư. Danh hiệu Giáo sư của nhà giáo Nguyễn Lân là một danh hiệu tự phong. Chính ông cùng các con cháu của ông đã quảng bá danh hiệu đó một cách công nhiên, đầy tự hào, coi như một danh hiệu chính thức có thật.
Câu hỏi 3:
Trong bài Phát biểu khai mạc Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh GS Nguyễn Lân 1906 – 2006 (tháng 8 năm 2006), với chủ đề “Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người”, GS TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã nói: “Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân còn là một nhà văn, nhà thơ, một nhà soạn từ điển mẫu mực với 42 tác phẩm đồ sộ, đó là những di sản rút ra từ những nghiên cứu , những định hướng có giá trị về nhân cách trong sự phát triển nền giáo dục của nước nhà nhằm phát huy sức mạnh truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc với những tiến bộ về văn hóa giáo dục của thế giới”. Vì sao một người có đến 42 tác phẩm khoa học “đồ sộ” mà không được phong học hàm Giáo sư và cũng chỉ được trao tặng Giải thưởng Nhà nước (không được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh) đợt II, khi đã ở tuổi 95, sau khi quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam vừa mới in xong “chưa ráo mực” ? Lời tán tụng của GS TS Nguyễn Viết Thịnh về nhà giáo Nguyến Lân có đúng hay không?
Một người nêu ý kiến:
“Trước hết, ít nhất, nhà giáo Nguyễn Lân đã được xác định là tác giả của hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt. Điều đó đã được phân tích và công bố cách đây gần 10 năm, và tất cả những người bênh vực ông đều không thể chối cãi được. Nhưng, sự thực còn nguy hiểm hơn thế nữa, vì điều đó mới là phát hiện ban đầu của một tác giả chưa có điều kiện xem xét hết mọi quyển từ điển của ông Nguyễn Lân mà thôi. Nay đã có bằng chứng đầy đủ để nói rằng, tất cả 5 quyển từ điển do ông Nguyễn Lân biên soạn một mình đều phạm rất nhiều sai lầm, rất có hại cho tiêng Việt. Vậy thì ông không thể là một là nhà biên soạn từ điển mẫu mực, mà phải nói rằng, ông là một nhà biên soạn từ điển rất cẩu thả, coi thường trách nhiệm, gây nhiều tai hại, rất đáng phê phán thật nghiêm khắc. Mọi người còn cần phải phân tích, phê phán nhiều hơn nữa về điều này. Nay hãy xem xét về mặt ”khối lượng” thành tích của ông. Có đúng là nhà giáo Nguyễn Lân đã để lại 42 tác phẩm “đồ sộ” như lời tán dương của GS TS Nguyễn Viết Thịnh hay không ?”
Trả lời:
Trước hết, hãy khảo sát xem 42 tác phẩm của nhà giáo Nguyến Lân “đồ sộ” đến mức nào.để thấy được giá trị lời tán tụng của ông Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Danh mục các tác phẩm của nhà giáo Nguyễn Lân đã được ông Nguyễn Lân Dũng đưa vào cuốn sách Vinh quang nghề thầy (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004) và cũng được in lại đầy đủ trong sách “Giáo sư Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người – Kỷ yếu Hội thảo kỷ niêm 100 năm ngày sinh GS nguyễn Lân, 1906 – 2006” (Đại học Sư phạm Hà Nội ấn hành, 14/6/2006). Chính nhà giáo Nguyễn Lân đã cung cấp danh mục này khi ông còn sống và cho in ở cuối cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam do Nxb TP Hồ Chí Minh phát hành năm 2000.
Trước Cách mạng tháng Tám, nhà giáo Nguyễn Lân đã viết 6 tác phẩm:
1. Cậu bé nhà quê (1925); Impr. Franco-asiatique, Hà nội, 1929
2. Khói hương(tiểu thuyết xã hội) Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1935
3. Ngược dòng(tiểu thuyết xã hội) Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1936
4. Hai ngả (tiểu thuyết xã hội) Nxb Tân Dân, Hà Nội, 1938
5. Nguyễn Trường Tộ, Nxb Viễn Đệ, Huế; Nxb Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941, tái bản 1942
6. Những trang sử vẻ vang (hai tập), Nxb Mai Lĩnh, Hà Nội, 1943
Cả 6 tác phẩm này được in với khổ giấy nhỏ và thưa chữ nhưng đều rất mỏng. Ví dụ: Cậu bé nhà quê. 77 trang (tương đương 50 trang khổ 13x19cm hiện nay); Nguyễn Trường Tộ, 109 trang; mỗi trang chưa đén 200 chữ; nếu in ở khổ giấy 13x19cm như các tiểu thuyêt thông thường hiện nay (mỗi trang in 30 dòng, mỗi dòng từ 10 đến 12 chữ, trung bình là 11 chữ) thì số trang in sẽ vào khoảng 66 trang. Cụ thể là, tác phẩm Những trang sử vẻ vang gômg 2 tập (tập I, 193 trang; tập II, 165 trang, tổng cọng là 358 trang), năm 1998, Nxb Khoa học Xã hội in lại, chỉ có 196 trang). Các quyển Khói hương, Ngược dòng, Hai ngả, mỗi quyển chỉ vào khoảng 70 - 80 trang khổ 13x19cm.
Theo danh mục do nhà giáo Nguyễn Lân cung cấp thì sau Cách mạng tháng Tám, ông đã viết 31 tác phẩm, trong đó có 11 tác phẩm “cùng tập thể” và 20 tác phẩm viết riêng. Trong danh mục đó (in trong sách Vinh quang nghề thầy và Kỷ yếu I) cũng có chỗ không chính xác. Ví dụ, không có sách Giáo trình giáo dục học (NXB Giáo dục, 1961) như ông đã ghi, nhưng có sách Sơ thảo giáo dục học đại cương (Nxb Giáo dục, 1962, 569 trang); không có sách Luân lý lớp sáu và lớp bảy phổ thông (Nxb Giáo dục, 1964), mà có sách Luân lý lớp sáu phổ thông (Nxb Giáo dục, 1964, 48 trang) và sách Luân lý lớp bày phổ thông (Nxb Giáo dục, 1964, 62 trang). Ngoài ra, nhà giáo Nguyễn Lân cũng ghi sót quyển Hồi ký giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, tái bản 1998, 44 trang. Như vậy, con số 11 tác phẩm “cùng tập thể” nay trở thành 12, và 20 tác phẩm do ông viết riêng sau năm 1945, nay được tính là 21. Sau đây là các bản liệt kê hai nhóm tác phảm ấy kèm theo số trang của từng tác phẩm để thấy rõ mức độ “đồ sộ” của chúng.
Mười hai (12) tác phẩm “cùng tập thể” viết sau năm 1945
1. Sơ thảo giáo dục học đại cương, NXB Giáo dục, 1962, 569 trang
Ban biên soạn (10 người): Nguyễn Hữu Tảo (chủ biên), Lê Khánh Bằng, Nguyễn Lân,
Vũ VănThái, Phạm Cốc, Vũ Đình Liên, Nguyễn Văn Triệu, Hoàng Ngọc Di,
Đức Minh, Vũ Tiến Yên.
2. Quy chế thực tập sư phạm, Nxb Giáo dục, 1962, 60 trang
Ban biên soạn (6 người) Nguyễn Lân, Hoàng Triều, Hoàng Hạnh, Nguyễn Duy Minh,
Nguyễn Đức Ảnh, Trần Lanh
3. Từ điển chính tả phổ thông, Viện Văn học xuất bản,1963, 311 trang,
Ban biên soạn (7 người): Từ Lâm, Nguyễn Lân, Nguyễn Đức Bảo, Long Điền, Hồ Lãng,
Hoàng Phê, Đào Thản, khổ 8,5x12cm, nhỏ bằng lòng bàn tay
4. Luân lý lớp sáu phổ thông, Nxb Giáo dục, 1964, 48 trang
Nhóm biên soạn (11 người): Phan Minh Vệ, Nguyễn Đình An, Lê Khánh Bằng,
Nguyễn Tài Sum,Nguyễn Xuân Tảo, Hoàng An, Trịnh Văn Ngân, Nguyễn Lân,
Hoàng Hữu Xứng, Phùng Cốc Đê, Nguyễn Minh Quang.
5. Luân lý lớp bảy phổ thông, Nxb Giáo dục, 1964, 62 trang
Nhóm biên soạn (7 người): Nguyễn Đình An, Nguyễn Lân, Nguyễn Tài Sum,
Phan Minh Vệ, Lê Khánh Bằng, Vũ Thị Lan Hương, Nguyễn Minh Quang
6, Viết thế nào cho đúng. Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản, 1965, 84 trang
Hoàng Tuệ, Nguyễn Lân, Nguyễn Tăng, Hoàng Phê (Nguyễn Lân chỉ có 1 bài
“Vì sao tôi yêu tiếng Việt”, từ trang 25 đến trang 40)
7. Thuật ngữ tâm lý – giáo dục Nga – Pháp – Việt. Nxb Khoa học, 1967, 174 trang
Khởi thảo (7 người): Nguyễn Lân, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Đức Minh,
Đặng Xuân Hoài, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đức Uy
Bổ sung và duyệt lần cuối (6 người): Nguyễn Lân, Hà Thế Ngữ, Phạm Hoàng Gia,
Phạm Minh Hạc, Phạm Văn Diên, Lê Khả Kế.
Thuật ngữ tâm lý -giáo dục Nga – Pháp – Việt gồm gần 100 trang. Sau đó là các
bảng sắp xếp lại để tra ngược Việt - Nga – Pháp và Pháp – Nga – Việt.
8. Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1967, 1977, 1991, 1415 trang
Ban biên soạn (13 người):Văn Tân (chủ biên), Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Đạm,
Lê Khả Kế, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Ngô Thúc Lanh, Ngụy Như KonTum, Trần Văn Giáp,
Nguyễn Thạc Cát, Đoàn Hựu, Trần Văn Khang, Long Điền, Hoa Bằng
9. Jăng- Krixtốp của Romain Rolland, (dịch) 4 tập, Nxb Văn học, 1976 - 1981
Nhóm dịch thuật (5 người): Tảo Trang, Trần Hữu Mai, Nguyễn Lân,
Phạm Ngọc Hải, Nguyễn Xuân Huy
10. Từ điển Pháp – Việt, Tổ chức Hợp tác văn hóa và kỹ thuật ACCT xuất bản tại
Paris năm 1981, tái bản năm 1988 ở Paris và ở TP Hồ Chí Minh, 1381 trang
Ban biên soạn (8 người): Lê Khả Kế (chủ biên), Nguyễn Lân, Nguyễn Đức Bính,
Đồng Sĩ Dương, Đoàn Nồng, Phạm Văn Xung, Nguyễn Quát, Vũ Đình Liên.
11. Từ điển Việt Pháp (cùng với GS Lê Khả Kế), Nxb Khoa học Xã hội, 1989, 1132 trang
12. Lớp nhà ba thế hệ, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, 1968 (chưa tìm thấy)
Trong số 12 tác phẩm “cùng tập thể” ấy có ít nhất lả 6 tác phẩm nhỏ và rất nhỏ (từ số 2 đến số 7). Quyển Luân lý lớp sáu phổ thông, 48 trang khổ 13x19cm, do Nxb Giáo dục xuất bản năm 1964 và tái bản năm 1968, trong đó nhà giáo Nguyễn Lân chỉ viết chưa đến 5 trang nhỏ khổ 13x19cm. Tác phẩm này gồm 16 bài dạy luân lý, nhà giáo Nguyễn Lân chỉ tham gia viết 2 bài, cùng với hai tác giả khác, cụ thể là bài 2 và bài 7. Bài 2 có tên là “Cần phải rèn luyện những đức tính tốt . Ngô Đắc Khả đã tiến bộ” (cùng viết với Vũ Đình An), in ở nửa trang 7 và các trang 8, 9, 10, gồm ba trang rưỡi. Bài 7 có tên là “Tinh thần tự lực” (cùng viết với .Phan Minh Vệ), in ở trang 22 và một nửa trang 23, gồm một trang rưới. Tuy quyển sách Luân lý lớp sáu phổ thông cũng được coi là một trong 42 tác phẩm “đồ sộ” nhưng trên thực tế thì ông Nguyễn Lân chỉ viết chung với người khác (có thể là ông viết phần nhiều hơn) trong 5 trang sách mà thôi. Ở quyển Luân lý lớp bày phổ thôngcũng vậy. Quyển này gồm 13 bài thì ông Nguyễn Lân có 3 bài viết chung với các tác giả khác. Đó là các bài 1 (Tu dưỡng đạo đức cách mạng, viết chung với Nguyễn Đình An, gồm 4 trang rưỡi, in từ trang 5 đến trang 9), bài 5 (Yêu quê hương đất nước, viết chung với Phan Minh Vệ, ở trang 23 và 24) và bài 6 (Thái độ lao động mới, viết chung với Nguyễn Đình An, từ nửa trang 27 đến nửa trang 31, gồm 4 trang), tổng cọng là 10 trang rưỡi. Trong quyển Viết thế nào cho đúng (87 trang), ông Nguyễn Lân chỉ có bài Vì sao tôi yêu tiếng Việt (từ trang 25 đến trang 40) chưa đầy 16 trang, nhưng cũng được coi là một trong 42 tác phẩm “đồ sộ” Mặt khác, bài Vì sao tôi yêu tiếng Việt cũng được in trong một tác phẩm khác, là quyển Tôi yêu tiếng Việt (167 trang).
Tổng số trang viết của nhà giáo Nguyễn Lân trong cả 6 tác phẩm “đồ sộ” ấy ước tính chừng 150 trang. Chúng tôi chưa tìm thấy quyển Lớp nhà ba thế hệ (mặc dầu đã tìm ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Trung ương của Quân đội, Thư viện Hà Nội, và Thư viện Đại học Sư Phạm Hà Nội, Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội). Tìm kiếm trên mạng Internet cũng không thấy tăm hơi của quyển sách này. Điều đó cho phép nghĩ rằng, đó cũng là một tác phẩm nhỏ hoặc rất nhỏ, không có tiếng vang, và nhà giáo Nguyễn Lân cũng chỉ có 1 – 2 bài ngắn trong đó mà thôi. Ở quyển Sơ thảo giáo dục học đại cươn (569 trang),ông Nguyễn Lân chỉ là một trong 10 người biên soạn. Có 3 quyển từ điển dày trên 1000 trang do rất nhiều người biên soạn và một bộ sách dịch do 5 người dịch. Đó chưa phải lầ những tác phẩm “đồ sộ”, lại càng không phải là những “tác phẩm đồ sộ của nhà giáo Nguyễn Lân”, vì ông chỉ là một thành viên thứ yếu trong các nhóm rất đông người (riêng quyển Từ điển Pháp – Việt, gồm hai soạn giả, trong đó, ông Nguyễn Lân không phải là soạn giả chủ yếu),
Hai mươi mốt (21) tác phẩm viết riêng sau năm 1945
1. Muốn đúng chính tả, Nxb Thịnh Đức, Liên khu X, 1949; Nxb Nguyễn Du,
Hà Nội (21 Hàng Điếu và 27 Đinh Tiên Hoàng), 1956, khổ 12x16cm, 149 trang
(chữ to, nếu in cỡ chữ thông thường, khổ 13x19cm thì được khoảng 80 trang)
2. Ngữ pháp Việt Nam (từ lớp 3 đến lớp 7) Bộ giáo dục xuất bản, 1956, 131 trang
3. Để tìm hiểu Gooc – ki, Nxb Thanh niên, 1958, 94 trang
4. Lịch sử giáo dục học thế giới, Nxb Giáo dục, 1958, 210 trang
5. Khảo thích Truyện Trê Cóc, Nxb Văn hóa, 69 trang
6. Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, 1960, 70 trang
7. Giảng dạy trên lớp, Nxb Giáo dục, 87 trang
8. Công tác chủ nhiệm lớp, Nxb Giáo dục, 1962, 149 trang
9. Từ điển từ và ngữ Hán Việt (Có chú giải từ tố), Nxb TP Hố Chí Minh, 1989, 867 trang
10. Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa, 1990, 323 trang
11. Hồ chủ tịch, nhà giáo dục vĩ đại, (với sự cộng tác của Hà Trung Chính,
Phan Thế Sủng) Nxb Khoa học xã hội, 1990, 107 trang
12. Con người văn minh sống như thế nào, Nxb Thanh niên, 1990, 87 trang
13. Từ điển thành ngữ tục ngữ Pháp Việt, Nxb Giáo dục, 1993, 308 trang
14. Một trăm mẫu chuyện cổ Đông – Tây, Nxb Giáo dục, 100 trang
15. Trao đổi về tình thầy trò, Nxb Thanh niên, 1963, 49 trang
16. Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt –Pháp, Nxb Văn học, 272 trang
17. Tôi yêu tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, 1995, 167 trang
18. Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000, 2111 trang
19. Hồi ký giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997, 44 trang
20. Giảng văn, Trung học vụ Liên khu X, 1951 (chưa tim thấy)
21. Nhớ nguồn (tập thơ), Nxb Văn học, 1994 (chưa tìm thấy)
Trong số 21 tác phẩm này, có quyển Giảng văn (do Trung học vụ Liên khu X xuất bản năm 1951) và tập thơ Nhớ nguồn (Nxb Văn học, 1994), tìm ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Trung ương của Quân đội, Thư viện Hà Nội, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội đều không thấy. Quyển Giảng văn được biên soạn và xuất bản năm 1951 ở Việt Bắc chỉ có thể là môt tác phẩm nhỏ hoặc rất nhỏ mà thôi. Tập thơ Nhớ nguồn cũng chưa thấy ai nói đến. Theo lời một thầy giáo từng đọc tập thơ ấy (nay chưa tìm lại được), thì đó là một tập thơ rất nhỏ, không phát hành rộng rãi nên không đáng chú ý .
Mặc dầu GS TS Nguyễn Viết Thịnh nói rằng nhà giáo Nguyễn Lân đã để lại 42 tác phẩm đồ sộ, nhưng theo danh mục do chính chủ nhân cung cấp thì chỉ có 37 tên sách, kèm theo tên cơ quan xuất bản và năm xuất bản. Ngoài danh mục đó, chúng tôi cũng bổ sung 2 tên sách và đã xem xét 35 tên sách. Chắc chăn rằng con 37 + 2 tác phẩm ấy là gần sự thật nhất, còn con số số 42 tác phầm do ông GS TS Nguyễn Viết Thịnh đưa ra là sai. Càng sai hơn nữa khi GS TS Nguyễn Viết Thịnh gọi đó lả 42 tác phẩm đồ sộ.
Qua sự khảo sát cụ thể trên đây thì thấy rằng, từ năm 1988 trở về trước, tất cả các tác phẩm của nhà giáo Nguyễn Lân viết riêng, hầu hết đều rất nhỏ (trên – dưới 100 trang). Chỉ có quyển Những trang sử vẻ vang (Nxb Khoa học Xã hội in được 196 trang), và quyển Lịch sử giáo dục học thế giới (210 trang) là không quá nhỏ mà thôi. Ngoài ra, ông cũng viết chung với nhiều người khác ở 12 tác phẩm, trong đó có 7 quyển rất nhỏ. Ở mỗi tác phẩm “viết chung” ấy, ông chỉ có một hoặc vài bài, trên dưới một chục trang. Trong mọi tác phẩm “cùng tập thể” (phần lớn là tập thể đông người) dù nhỏ hay không nhỏ, ông luôn luôn đóng vai trò phụ thuộc, không phải là người chủ biên, không chịu trách nhiệm về một tác phẩm nào cả.
Từ năm 1988 trở đi, nhà giáo Nguyễn Lân vẫn tiếp tục viết những tác phẩm rất nhỏ. Quyển sách hơi dày đầu tiên là Từ điển từ và ngữ Hán – Việt (Nxb TP Hồ chí Minh, 1989, 865 trang) và 3 quyển không nhỏ lắm, trên – dưới 300 trang (Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1989,353 trang; Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992, 308 trang; Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt – Pháp, Nxb Văn học, Hà Nội, 1993, 271 trang) Cuối cùng,, ông cho ra mắt độc giả cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000, 2111 trang. Đây là quyển sách duy nhất của ông có số trang khá lớn, hoàn thành lúc ông đã 95 tuổi. Nhờ sự tán dương của GS Lê Trí Viễn đối với quyển Từ điển từ và ngữ Hán- Việt và của GS Vũ Khiêu đối với quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam, cho nên ngay trong năm 2000, khi quyển này mới in ra “chưa ráo mực”, nhà giáo Nguyễn Lân đã lọt vào danh sách những người được trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt 2 cho "Cụm công trình về giáo dục học và từ điển tiếng Việt".
Nhìn bên ngoài thì quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân không nhỏ lắm. Nó được in trên giấy khổ 14 x 21cm.trang, in bằng chữ to và thưa.Dung lượng từ ngữ của nó so so với Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (ra đời năm 1932) thì nghèo nàn hơn rất nhiều. Đây là một quyển từ điển Hán Việt có dung lượng rất nhỏvà phạm rất nhiều sai lầm. Điều này sẽ được chứng minh rất cụ thể ở đoạn sau.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam có vô số sai sót, rất có hại cho tiếng Việt. Điều đó đã được chứng minh và còn cần phài vạch rõ thêm. Nay thử xem xét dung lượng của nó để biết đó có phải là một quyển từ điển “đồ sộ” hay không?.
Nói đến vật gì đồ sộ, ai cũng hiểu rằng vật đó phải rất lớn, lớn hơn rất nhiều so với những vật khác cùng loại và cùng một công dụng. Ví dụ, một gia đình gồm bốn người mà sử dụng một cái phòng ăn rộng 40 mét vuông, với một cái bàn ăn dài 5 mét, rộng 3 mét, thì cái phòng ăn và cái bàn ăn ấy quả là quá đồ sộ. Nhưng nếu cái phòng ăn ấy, cái bàn ăn ấy dùng để tiếp đãi 40 vị thực khách thì ai cũng phải kêu lên rằng: Ôi, cái phòng ăn và cái bàn ăn kia quá nhỏ bé.
Về sách vở cũng vậy. Một cuốn tiểu thuyết hay một tập truyện khổ 16 x 24mm, dày hơn 1000 trang cũng có thể coi là một quyển tiểu thuyết đồ sộ, hay một tập truyện đồ sộ. Trong khi đó, quyển từ điển Petit Larousse rất nổi tiếng của Pháp dày hơn 2000 trang, khổ 15,5 x 23,5cm, mối trang gồm 90 dòng, nhưng không ai gọi nó là đại từ điển, lại càng không phải là quyển từ điển đồ sộ, mà chính tên của nó đã mang chữ Petit, nghĩa là nhỏ. Từ điển Petit Robert gồm 2 tập, tổng cọng hơn 4500 trang, khổ giấy 16 x 24cm, mỗi trang 92 dòng, nghĩa là có dung lượng bằng 2,5 lần từ điển Petit Larousse mà vẫn được gọi là từ điển nhỏ. Từ điển Bách khoa Việt Nam gồm 4 tập, mỗi tập khoảng 1000 trang giấy khổ 19 x 27cm, với số trang ấy thế và khổ giấy ấy, nếu là sách truyện thì phải nói là rất “đồ sộ”, nhưng là Từ điển Bách khoa thì phải nói là rất nhỏ, quá nhỏ, vì dung lượng chữ của nó chỉ bằng khoàng 2% đến 4% so với các bộ Đại Bách khoa toàn thư của các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc ... mà thôi.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân được in trên khổ giấy 16 x 24cm (rộng hơn quyển Petit Larousse một ít, và đúng bằng quyển Petit Robert), 2111 trang (xấp xỉ bằng số trang của quyển Petit Larousse) nhưng giấy dày hơn nên dày gấp rưỡi quyển Petit Larousse, khổ giấy lại nhỉnh hơn nên trông ‘bề thế” hơn hẳn. Tuy nhiên, khi nói đến một ấn phẩm sách báo, các tác giả và các Nhà xuất bản bao giờ cũng phải tính đếm dung lượng chữ của nó, nên người ta phải chú ý đến số dòng trong mỗi trang và số chữ trong mỗi dòng để tính ra số chữ trong mỗi trang. Khoảng trước năm 1990, khi trả tiền nhuận bút cho các tác giả hoặc dịch giả, các Nhà xuất bản và các cơ quan báo chí ở Hà Nội đều căn cứ và “số chữ” trong ấn phẩm (một “chữ” tức là một từ đơn, chỉ có một âm tiết, ví dụ, từ Việt Nam được tính là 2 “chữ”) rồi nhân với mức giá ứng với 1000 chữ, theo “ba-rem” do Bộ Văn hóa ban hành. Trong một trang in theo tiêu chuần thông thương, số dòng càng ít thì mỗi con chữ càng to lên, số chữ trong một dòng cũng giảm theo tỷ lệ tương ứng. Nếu Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân được in với cùng mật độ chữ như ở của từ điển Petit Robert (bằng cỡ chữ của Petit Larousse), tức là mỗi trang in có 92 dòng (chứ không phải 49 dòng như hiện nay) thì số trang của nó sẽ là:
N = 2111 x (48/92) x (48/92) = 575 trang (Từ điển Petit Laroussedày hơn 2000 trang).
Nếu cũng được in bằng giấy mỏng như ở Petit Larousse thì Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân cũng sẽ dày (bằng 28% bề dày của Petit Larousse), chưa bằng 1/5 bề dày của nó hiện nay, tức là chưa đến 2cm. Khi đó, có lẽ GS TS Nguyễn Viết Thịnh không gọi nó là quyển từ điển đồ sộ nữa, và nếu có nói như thế thì ai cũng thấy rất khó nghe. Cũng cần nói thêm rằng, trong quyển từ điển này (cũng như trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt), ngoài những sai lầm “chết người”, soạn giả còn viết rất rông dài, thừa nhiều câu nhiều chữ không cần thiết, chiếm mất một phần ba số trang. Nếu viết gọn lại thì số trang sẽ giảm được chứng 30%, nghĩa là nếu in giống như từ điển Petit Robert (có cùng khổ giấy) thì chỉ còn khoảng 400 trang. Điều này sẽ được nói đến ở chỗ khác trong bài lược thuật này.
Năm 1970, Nhà sách Khai trí ở Sài Gòn đã xuất bản 2 tập sách Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, với số trang tổng cọng là 2861, mỗi trang có 52 dòng. Nếu mỗi trang cũng in 48 dòng như ở từ điền của Nguyễn Lân thì số trang của nó sẽ là:
N = 2861 x (52/48) x (52.48) = 3358 trang (thêm hơn 60% so với từ điển của Nguyễn Lân)
Vậy mà cả hai soạn giả đáng kính là Lê Văn Đức và Lê Lê Ngọc Trụ cùng đông đảo trí thức ở miền Nam trước đây đều chưa ai gọi đó là bộ Đại từ điển tiếng Việt.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân tuy dày hơn 2100 trang, trông có vẻ to lớn nhưng vẫn là một quyển từ điển tiếng Việt loại nhỏ, không phải là quyển từ điển “đồ sộ”.
Trong số gần 40 tác phẩm của nhà giáo Nguyễn Lân, đại đa số là những tác phẩm rất nhỏ và nhỏ, chỉ có 2 tác phẩm trên dưới 200 trang, 3 từ điển trên dưới 300 trang, một từ điển 865 trang, và quyển từ điển lớn nhất dày 2111 trang. Hai quyển từ điển nhiều trang nhất cũng vẫn thuộc loại từ điển nhỏ. Tất cả năm quyển từ điển ấy đều phạm quá nhiều sai lầm nghiêm trọng, đã và đang bị tố cáo mạnh mẽ trước công luận trong thời gian gần đây.
Tóm lại, nhà giáo Nguyễn Lân không hề có 42 tác phẩm “đồ sộ’ như lời khẳng định của GS TS Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội., mà hầu hết là những tác phẩm rất nhỏ và nhỏ , chỉ có 4 quyển từ điển không nhỏ lắm, và 1 quyển khá dày nhưng vẫn thuộc loại từ điển nhỏvà đều phạm quá nhiều sai sót nghiêm trọng.
Như trên kia đã nói, trong thời gian giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà nội, nhà giáo Nguyễn Lân vẫn là phụ tá của nhà giáo Nguyễn Hữu Tảo nên chỉ là giảng viên hạng ba, đứng sau các nhà giáo Trần Đức Thảo và Trương Tửu hai bậc, cho nên đương nhiên là ông chưa đủ trình độ và uy tín để được phong Giáo sư. Phải chăng, cũng vì thế mà về sau, trong đợt đấu tố Nhân văn Giai phẩm, nhà giáo Nguyễn Lân đã hăng hái viết bài Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai để kể tội các Giáo sư Trương Tửu và Trần Đức Thảo.
Năm 1996, Nhà nước Việt Nam bắt đầu đặt ra Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước để trao tặng cho những tác gỉa có những tác phẩm xuất sắc. Lúc bầy giờ, nhà giáo Nguyễn Lân đã 90 tuổi, là một trong những người được chú ý để xưm xét việc trao tặng giải thưởng nhưng vì ông chỉ có những tác phẩm rất nhỏ cho nên không thể tìm ra một lý do có vẻ “thuận tai” để traio giải thưởng cho ông.. Lẽ nào có thể trao tặng giải thưởng về thành tích viết sách Ngữ pháp Việt Nam(từ lớp 3 đến lớp 7, 131 trang) và viết sách Muốn đúng chính tả (149 trang khổ 12 x 16cm, in chữ to, rất thưa, trong đó đã “xui dại”độc giả viết sai chính tả như: trỗi dậy thì ông dạy là chỗi dậy, rớm máu thì ông dạy là dớm máu, chạnh lòng thì ông dạy là trạnh lòng, nông choèn choẹt thì ông dạy là nông trèn trẹt, đen sì thì ông dạy là đen xì, ngồi ru rú thì ông dạy là ngồi giu giú, xun xoe thì ông dạy là sun soe, v.v.). Chẳng lẽ tặng giải thưởng cho ông Nguyễn Lân vì ông đã tham gia biên soạn sách Sơ thảo giáo dục học đại cương ( NXB Giáo dục, 1962, 569 trang) cùng với 9 tác giả khác, hoặc vì ông đã tham gia biên soạn Từ điển tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, 1991, 1415 trang) cùng với 12 người khác, do Văn Tân chủ biên)? . Cũng không thể trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho ông Nguyễn Lân vì ông đã tham gia dịch cuốn tiểu thuyết Jăng- Krixtốp của Romain Rolland cùng với 4 người khác. Cho đến năm 1996, khi ông Nguyễn Lân đã ngoài 90 tuổi, và đã có cuốn Từ điển từ và ngữ Hán-Việt dày 865 trang (trông có vẻ dày dặn một chút chứ không lèo tèo như những quyển trước đó), vẫn chưa đủ lý do để trao tặng Giải thưởng Nhà nước cho ông. Mặc dầu lúc bấy giờ chưa ai vạch ra cái dung lượng quá nghèo nàn và những sai lầm đầy rẫy trong đó, nhưng cứ xem qua thì cũng đủ thấy nó thua kém rất xa so với cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh ra đời trước nó hai phần ba thế kỷ. Bởi vậy, phải chờ đên khi cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam (Nxb TP Hồ Chí Minh, 2000) dày 211 trang vừa mới in xong thì mới có lý do để trao tặng Giải thưởng Nhà nước đợt II cho ông về “Cụm công trình về giáo dục học và Từ điển tiếng Việt”
Bầu không khí trở nên trầm lắng một lúc, rồi một người xin phép phát biểu:
▌Từ những điều mà các bác vừa mạn đàm, chúng ta thấy rõ rằng, những bài viết về nhà giáo Nguyễn Lân từng được quảng bá lâu nay thường chứa đựng nhiều điều sai sự thật. Các sự kiện, các sự việc được nêu ra trong những bài đó đêu không nhất quán, nhiều khi khác hẳn nhứng điều do chính ông Nguyễn Lân viết ra. Thậm chí, có cả việc gán danh hiệu Giáo sư cho ông một cách nhất trí “trăm phần trăm”, mặc dầu trong văn bản chính thức của Nhà nước hoàn toàn không có việc đó. Các sự việc là những thứ đã diễn ra, không thể thay đổi, lại có thể tra cứu được, tính đếm được, dễ kiểm tra hơn cả. Thế mà người ta vẫn có thể tùy tiện nói theo ý thích, không cần biết là đúng hay sai. Vậy thì việc đánh giá thực chất của các sự việc lại càng mơ hồ hơn, sai lệch hơn, thậm chí sai hoàn toàn là lẽ đương nhiên, mà điển hình là việc GS Lê Trí Viễn và GS Vũ Khiêu đã hết lời ca tụng hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Việt của “Giáo sư” (tự phong) Nguyễn Lân. Phải phân tích từng sự việc cụ thể thì mới thấy hết những điều hồ đồ trong những bài viết để ca tụng nhà giáo Nguyễn Lân. Đúng như lời của bạn Minh Trí đã nói từ khi chưa bắt đầu cuộc mạn đàm này: ba tập sách kia về nhà giáo Nguyễn Lân hoàn toàn không đủ độ tin cậy để đánh giá tài năng và cống hiến của ông. Trong những bài viết ở đó, chỉ thấy người ta kể lể các sự việc và ca ngợi hết lời mà hầu như không có dẫn chứng cụ thể, hoặc nếu có thì lại là dẫn chứng saii. Điều đó sẽ được nói đến sau này. .▌
Câu hỏi 4
Biên soạn các tác phẩm như Từ điển từ và ngữ Hán-Việt (865 trang, khổ 14 x 16cm) và Từ điển từ và ngữ Việt Nam (2111 trang, khổ 16 x 24cm) của nhà giáo Nguyễn Lân là việc khó hay dễ, và có cần thiết hay không?
Trà lời:
1. Vài nét sơ lược về hai quyển từ điển nhiều trang nhất của Nguyễn Lân
Để biên soạn một cuốn từ điển thật có giá trị, thu thập được hầu hết mọi từ ngữ có tần suất cao trong đời sống và trong sách báo từ xưa đến nay rồi giảng giải một cách rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu, bao gồm nhiều từ ngữ khó mà các nhà biên soạn khác phải né tránh hoặc giảng giải không chính xác, thì đúng là một công việc khó khăn, vừa tốn nhiều công sức vừa đòi hỏi soạn giả phải có kiến thức uyên bác. Nhưng nếu chỉ côt cho từ điển in được nhiều trang để có vẻ “đồ sộ” thì không khó. Người ta có thể sao chép nhặt nhạnh ở sác quyển từ điển đã có sẵn rồi gọt sửa, thêm bớt chút ít, thay đổi một số ví dụ, v.v thì không khó để có một quyển từ điển mới và tương đối lớn. Trên thị trường sách hiện nay có không ít những quyển từ điên như thế. Người ta cũng có thể tăng độ lớn của chữ, in chữ to và thưa như quyển Đại từ điển Anh- Việtcủa Bùi Phụng (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2007) dày 3750 trang, khổ giấy 19 x 27cm, mỗi trang in 52 dòng. với giá đề ở bìa là 498.000 một quyển. Vì sách có kích thước quá “đồ sộ” nhưng nội dung nghèo nàn, dung lượng quá nhỏ nên mặc dầu chỉ in 2000 bản từ năm 2007 mà không thể bán hết, phải hạ giá xuống 200.000 đồng mà vẫn bàn không chạy, cuối cúng, phải hạ xuông 90.000 đồng, đến giữa năm 2013 mới bán hết. Nếu in với khổ giấy và cỡ chữ như ở từ điển Petit Robert thì Đại từ điển Anh- Việt của Bùi Phụng sẽ có số trang N’ = 3750 x (52/92) x (52/92) = 1014 trang. Nếu cũng in với cỡ chữ nhỏ như thế và giữ nguyên khổ giấy 19 x 27cm thì số trang là N’’ sẽ ít hơn nữa, chỉ còn N” = 1014 x (16 x 24) / (19 x 27) = 760 trang . Như trên kia đã nói, vì in chữ to nên Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân dày đến 2111 trang, tương đương từ điển Petit Larousse nhưng dung lượng chữ thì chưa bằng một phần ba so với từ điển Petit Larousse.
Từ điển là loại công trình biên khảo đòi hỏi người biên soạn vừa phải xem xét kỹ càng những thành tựu của nhứng người đi trước, vừa phải nghiền ngẫm bổ sung những thiếu sót, khắc phục những sai lấm, những nhược điểm của các soạn giả tiền bối, phải mở rộng và đào sâu hơn nữa cách giảng giải những từ ngữ đa dụng nhất, thiết yếu nhất và mới mẻ nhất. Một quyển từ điển mới, nếu không vượt hẳn những quyển từ điển cũ cùng loại thì cũng phải có mặt nào đó ưu việt hơn, tiện dụng hơn, sâu rộng hơn. Các quyển Tư điển từ và ngữ Hán – Việt và Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân đều thuộc loại từ điển phổ thông, tức là từ điển thông dụng, không đi sâu và một lĩnh vực khoa học hoặc công nghệ nào cả nhưng vẫn phải bao gồm những từ ngữ khoa học và kỹ thuật thông dụng trong đời sống hàng ngày.
Trước khi nhà giáo Nguyễn Lân biên soạn hai cuốn từ điển này, đã có khá nhiều cuốn khác có tên gọi và mục đích tương tự. Về từ điển Hán – Việt, trước hêt phải kể đến cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh xuất bản từ năm 1932 và đến nay vẫn được in lại. Từ năm 1955 đến trước năm 1975, ở Sài Gòn cũng xuất hiện thêm một số cuốn từ điển Hán Việt khác nữa, như Hán – Việt tân từ điển của Hoàng Thúc Trâm, Hán – Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn, Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng. Về từ điển tiếng Việt, trước hết phải nói đến cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (xuất bản tại Sài Gòn năm 1895), sau đó là Việt Nam từ điển của Hội Khai trí tiến đức (Hà Nội, Trung bắc tân văn, 1931), Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1951), Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập (Sài Gòn, 1952), Từ diển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (Hà Nội, 1967), Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1970), Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1988). Đó là những cuốn từ điển nghiêm túc và là nguồn tư liệu tham khảo rất tốt cho những người biên soạn từ điển Hán – Việt và từ điển tiếng Việt tiếp theo.
1. Khảo sát Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân
Về cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, không ai có thể phủ nhận giá trị khoa học và giá trị thực dụng của nó. Nhưng, việc biên soạn những quyển từ điển Hán – Việt mới để thay thế nó hoặc để bổ sung cho nó là điều rất cần thiết, bởi vì, nó vẫn là một quyển từ điển giản yếu, lại được biên soạn từ trước năm 1932 nên không thể ứng đáp được nhu cầu học tập và nghiên cứu ngày càng tăng của các thế hệ về sau. Đó là lý do dẫn đến sự ra đời của những cuốn Hán Việt từ điển khác. Các quyển Hán – Việt từ điển của Hoàng Thúc Trâm, của Nguyễn Văn Khôn và của Nguyễn Quốc Hùng, đều có những ưu điểm, những thế mạnh, rất bổ ích và cần thiết. Tuy nhiên, đó vẫn là những cuốn từ điển nhỏ, như chính soạn giả Nguyễn Quốc Hùng đã ghi nhận trong Lời nói đầu “Ước mong cuốn từ điển nhỏ này giúp ích phần nào cho quý độc giả, nhất là các bạn học sinh”. Ông chưa có chủ ý biên soạn từ điển cho những “người lớn” như các thầy giáo, các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, v.v. vì việc đó đòi hỏi rất nhiều công sức nên chưa làm được.
Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân ra đời năm 1987, sau cuốn Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (1932) đúng hai phần ba thế kỷ, và sau ba cuốn từ điển Hán- Việt khác từ hơn 10 năm đến hơn 20 năm. Nếu nhà giáo Nguyễn Lân sử dụng một trong bốn quyển ấy làm sườn chính rồi rà soát những quyển khác để nhặt thêm nhứng từ ngữ mà ở quyển chính không có, sau đó, sửa chữa, chỉnh lý, thêm những gì mình thấy cần thiết và đã hiểu biết đầy đủ, bớt những gì mình còn nghi ngại mà chưa tra cứu được, v.v. thì cũng đủ để có một quyển từ điển Hán – Việt khá tốt và có dung lượng khá lớn, khắc phục được những nhược điểm của quyển chính và vẫn có những đặc điểm sáng tạo riêng, Đối với một người có tri thức vững chắc, tra cứu được nhiều sách Hán ngữ xưa và nay thì việc này tuy tốn nhiều công sức nhưng cũng không quá khó. Nếu là bậc học giả đích thực thì có thể làm hơn thế rất nhiều.
Nay chúng ta hãy khảo sát Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân và so sánh nó với vài quyển từ điển Hán – Việt đã ra đời trước nó, trước hết là vể dung lượng, sau đó là về độ tin cậy. Để quý vị độc giả dễ kiểm chứng, chúng tôi sẽ so sánh Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (1989) với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (1932) và với Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng.(1975).
● Từ điển từ và ngữ Hán – Việtcủa Nguyễn Lân in trên khổ giấy 14 x 21 cm (cùng khổ giấy với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh), mỗi trang có 38 dòng, gồm 865 trang, .
● Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh gồm quyển thượng và quyển hạ, tổng cọng có 592 + 604 = 1196 trang, khổ giấy 14 x 21cm. mỗi trang có 40 dòng.
● Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng gồm 871 trang, khổ giấy 16 x 24cm, mỗi trang có 48 dòng.
Nếu in theo mật độ của Từ điển từ và ngữ Hán -Việt (mỗi trang có 38 dòng) thì Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh sẽ có số trang là
N1= 1196 x (40 / 38) x (40 / 38) = 1326 trang;
và Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng sẽ có số trang là:
N2 = 871 x (48 / 38) x (48 / 38) = 1390 trang,
Gọi số trang của Từ điển từ và ngữ Hán -Việt của Nguyễn Lân là N0 . ta có các tý số:
N0/ N1 = 865 / 1326 = 65,23%; và N0 / N2 = 865 / 1390 = 62,23%.
Như vậy, Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân chỉ có thể có dung lượng tối đa (nếu không có những trang quá ít chữ) bằng khoảng 65% so với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh. Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng nhằm vào đối tượng là học sinh, cần nhiều lời để giới thiệu về các nhân vật lịch sử, các văn nhân và nhiều tác phẩm Hán – Nôm, phải lược bớt nhiều từ ngữ ít thông dụng, nên số từ ngữ ít hơn từ điển của Đào Duy Anh. Trong cả ba quyển thì Từ điển từ và ngữ Hán – Việtcủa Nguyễn Lân có dung lượng nhỏ nhất.
Cần chú ý rằng, trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân có 25 trang ở đầu mỗi vần chữ cái như A, Ă, Â, B, C, D, Đ...., mỗi trang chỉ có 17 dòng. Phải chăng, đây là một cách làm tăng số trang để cho cuốn từ điển dày thêm chút ít. Nếu tinh đến điều này thì dung lượng chữ của Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân chưa bẳng 60% so với Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh. Dưới đây (từ trái sang phải) lần lượt là hình ảnh các trang đầu vần A trong các quyển từ điển của các soạn giả Nguyễn Lân, Đào Duy Anh, Nguyễn Quốc Hùng.
Ngoài ra, mọi mục từ ngữ trong từ điển của Nguyễn Lân đều kèm theo một câu ví dụ, phần lớn là không cần thiết, nhiều khi rất nhạt nhẽo, vô ích, làm tốn giấy mực. Xin nêu một số ví dụ:
● Theo Nguyễn Lân :
NGỌC HOÀNG (hoàng: vua): Từ chỉ thượng đế, theo quan niệm mê tín (cũ) Khói lên đến tận
thiên tào., ngọc hoàng phán hỏi: Mụ nào đốt rơm (Ca dao)
NGỌC LAN (lan: cây hoa lan): Loài cây mộc trắng và thơm. Hái hoa ngọc lan cài lên tóc.
NGỌC NỮ (nữ: đàn bà): Nàng tiên (cũ). Bức tranh vẽ tiên đồng và ngọc nữ ;
NGỌC THẠCH (thạch: đá): Thứ đá quý màu xanh nước biển. Đôi vòng ngọc thạch có nạm vàng
NGỌC THỂ (thể: thân người): Từ xưa kia dùng để nói một cách kính cẩn đến sức khỏe của
người khác. Xin chúc ngài ngọc thể an khang.
● Theo Đào Duy Anh :
Ngọc hoàng 玉皇 Đạo giáo xưng thần trời là ngọc hoàng.
Ngọc lan 玉蘭 (Thực) Thứ cây mùa xuân nở hoa trắng thơm lắm
Ngọc nữ 玉 女 Tiếng tôn xưng con gái người khác --- Tiên nữ --- con gái đẹp
Ngọc thạch 玉 石 Ngọc và đá --- Cái quý và cái tiện ---- Thứ đã quý
Ngọc thể 玉 體 Tiếng tôn xưng thân thể người khác
● Theo Nguyễn Quốc Hùng :
NGỌC HOÀNG 玉 皇 Chỉ trời (tiếng của các đạo gia thời xưa). Cũng gọi là Ngọc hoàng Thượng đế
NGỌC LAN 玉 蘭 Tên một loài cây có hoa trắng rất thơm
NGỌC NỮ 玉 女 Tiếng chỉ con gái của người khác - cô tiên nhỏ tuổi - Người con gái đẹp.
“ Đôi bên ngọc nữ tiên đồng phân ban” (Thơ cổ)
NGỌC THẠCH 玉石 Ngọc và đá, ý so sánh cái cao quý và cái thấp hèn -- Thứ đá quý giống như ngọc
NGỌC THỂ 玉體 Tiếng gọi thân xác người khác.
Nhận xét:
● Ở 5 ví dụ này, Nguyễn Lân sử dụng 112 “chữ” (= từ đơn âm), không kèm theo chữ Hán. Đào Duy Anh sử dụng 72 “chữ”, trong đó có 10 chữ Hán; Nguyễn Quốc Hùng sử dụng 99 “chữ”; trong đó có 10 chữ Hán; Nguyễn Quốc Hùng sử dụng nhiều chữ hơn Đào Duy Anh vì có những chố diễn đạt cho học sinh dễ hiểu hơn, và có trích dân 1 câu thơ cổ. Nguyễn Lân sử dụng số chữ nhiều gấp rưỡi so với Đào Duy Anh là vì cứ mỗi mỗi từ ngữ đều kèm theo một câu ví dụ mà hầu hết đều nhạt nhẽo và không cần thiết. Đáng lẽ Nguyễn Lân chỉ cần sử dụng 60% số chữ là đã đủ ý.
● Về việc giảng nghĩa, Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng giảng giống nhau, đúng như trong các từ điển Hán ngữ của Trung Quóc và cũng đúng với mọi nghĩa trong tiếng Việt. Các từ ngọc nữ và ngọc thạch đều có 3 nghĩa thì Nguyễn Lân chỉ nêu được một nghĩa, bỏ mất hai nghĩa quan trọng. Ngọc hoàng là Ông Trờihay Thần trời, hay Thượng đê theo cách gọi của Đạo giáo nên cần phải giải thích như Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng đã viết. Nguyễn Lân đã giảng từ này chưa đúng hẳn, lại bày tỏ thái độ phê phán, vừa tốn giấy mực, lại không hợp với mục đích, yêu cầu và tính khách quan của từ điển.
● Ông Nguyễn Lân luôn luôn giảng giải rông dài, hay thêm thắt những lời lẽ vô ích. Số lượng chữ cần thiết chỉ khoảng 60% mà thôi. Do đó, ước tính Từ điển từ và ngữ Hán-Việt của Nguyễn Lân có dung lượng từ ngữ chỉ bằng 60% x 65, 23% =39,1% so với cuốn Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh. Đó là chưa kể đến vô số trường hợp thiếu nghĩa và sai nghĩa ở từ điển của Nguyễn Lân, như chúng ta đã thấy.
¢ Sau đây, để thấy rõ rằng, dung lượng từ ngữ thực tế trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việtcủa Nguyễn Lân so với Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh còn thấp hơn con số 65% (hoặc dưới 62% so với Hán – Việt tân từ điểncủa Nguyễn Quốc Hùng) rất nhiều, chúng ta hãy xem xét tất cả các từ ngữ có từ tố đầu tiên là “bạch” ở cả 3 cuốn từ điển
● Ở Hán – Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh (gồm 2 chữ Hán có âm là “bạch” và 109 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch 白, kèm theo chữ Hán):
∗ 2 chữ Hán có âm là “bạch”:
鉑 = chất kim thuộc thể chắc; 白 = Trắng – Sạch sẽ -- Rõ ràng – Bày tỏ ra
∗ 109 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch 白 (kèm theo chữ Hán):
bạch bích 白璧, bạch bố 白布, bạch cập 白芨 , bạch câu quá khích 白駒過隙, bạch chỉ 白芷, bạch chiến 白戰 , bạch chủng白種, bạch cốt 白骨,bạch cúc 白 菊, bạch cung 白宮, Bạch Cư Dị 白居易 , bạch cương tàm 白殭蠶, bạch da 白茄 , bạch dân 白民, bạch diên khoáng 白鉛礦, bạch diện thư sinh 白面書生 , bạch dương 白楊 , bạch đả 白打, bạch đàn 白檀 , bạch đảng 白黨, bạch đạo 白道, Bạch đằng 白藤 , bạch đầu 白頭, bạch đầu ông 白頭翁, bạch đầu thiếu niên 白頭少, bạch đậu khấu 白荳蔻, bạch địa 白地, bạch điến phong 白癜瘋 , bạch đinh 白丁, bạch đoạt 白奪 , bạch đồ 白徒 , bạch đồng nữ 白童女, bạch đới 白帯, bạch hạc thảo 白鶴草, bạch hắc phân minh 白黑分明 , bạch hầu 白喉, bạch hổ 白虎 , bạch huyết bệnh 白血病, bạch huyết cầu 白血球, bạch hùng 白熊, bạch y 白衣, bạch yến 白燕, bạch khế 白契, bạch kim 白金, bạch lạp 白蠟, bạch lỵ,白痢, Bạch liên giáo 白蓮教 bạch liên tử 白蓮子, bạch lộ白露, bạch ma 白厤, bạch mai 白梅, bạch mao 白茅, bạch môi 白煤, bạch nghị 白蟻, bạch ngọc vi hà 白玉微瑕,bạch nguyệt 白月, bạch ngư 白魚, bạch nhãn 白眼 , bạch nhân 白人, bạch nhật 白日, bạch nhật quỉ 白日鬼, bạch nhật thăng thiên 白日升天, bạch nhiệt 白熱, bạch nhiệt đăng 白熱燈, bạch nội chướng 白內障, bạch ố 白惡 , Bạch ố kỷ 白惡紀, bạch ốc 白屋, bạch ốc xuất công khanh 白屋出公卿, bạch phàn 白礬 , bạch phát 白髮 , bạch phấn 白粉, bạch phấn đằng 白粉藤, bạch phụ tử 白附子, bạch phục linh 白茯苓, bạch quả 白果, bạch si 白癡, bạch sĩ 白士, bạch sơn 白山, bạch thái 白菜, bạch thân 白身, bạch thiên 白天, bạch thiếp 白帖, bạch thiết 白鐵, bạch thính 白聽, bạch thoại 白話, bạch thoại văn 白話文, bạch thốn trùng 白寸蟲, bạch thủ 白首, bạch thủ 白手, bạch thủ thành gia 白手成家, bạch thuyết 白說, bạch thược 白芍 , bạch tiển 白癬, bạch tô 白蘇, bạch trọc 白濁 , bạch trú 白晝 , bạch truật 白朮 , bạch tuyết 白雪 , bạch tùng 白松 , bạch tùng du 白松油, bạch vân 白雲 , Bạch vân am 白雲庵 , bạch vân thạch 白雲石, bạch vân thương cẩu 白 雲蒼狗, bạch vân tư thân 白雲思親 , bạch viên 白猿 , bạch vọng 白望 , bạch xỉ 白齒 .
● Ở Hán – Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng (gồm 78 từ ngữ, kèm theo chữ Hán):
∗ 2 chữ Hán có âm là “bạch”:
帛 = Lụa trắng. – Họ người; 白 = Màu trắng – Trong sạch. Trong trắng – Sáng sủa. Rõ ràng. Chẳng hạn như Biện bạch (nói rõ) – Làm cho rõ ràng – Chẳng có gì. Trống không – Họ người.
∗ 78 từ, ngữ có âm tố đầu tiên là bạch 白 (kèm theo chữ Hán):
bạch điệp 帛疊,bạch thư 帛書; bạch bích 白璧, bạch bố 白布, bạch bút 白筆, bạch câu 白駒, bạch câu quá khích 白駒過隙, bạch cốt 白骨, bạch cung 白宮, bạch chỉ 白芷, bạch chiến 白戰, bạch chủng白種,bạch cúc 白菊, bạch dân 白民, bạch diện 白面 , bạch dương 白楊 , bạch đả 白打, bạch đái白帯, bạch đầu ông 白頭翁, bạch địa 白地, bạch đinh 白丁, bạch đoạt 白奪, bạch đồ 白徒 , bạch giản 白简 , bạch hắc 白黑, bạch hầu 白喉, bạch hổ 白虎 , bạch huyết bệnh 白血病, bạch huyết cầu 白血球, bạch khế 白契, bạch kim 白金, bạch lạp 白蠟, bạch lộ白露, bạch lỵ 白痢,bạch mai 白梅, bạch môi 白煤, bạch my 白眉,bạch ngọc 白玉,bạch ngọc vi hà 白玉微瑕,bạch nguyệt 白月, bạch ngư 白魚, bạch nghị 白蟻 bạch nghiệp 白業, bạch nhãn 白眼 bạch nhân 白人, bạch nhật 白日, bạch nhật quỉ 白日鬼, bạch nhật thăng thiên 白日升天, bạch nhiệt đăng 白熱燈 , bạch ốc 白屋, bạch phát 白髮, bạch quả 白果, bạch quyển 白卷, bạch sam 白衫, bạch sĩ 白士, bạch tàng 白藏, bạch tẩu 白叟, bạch tuyết 白雪,bạch tương 白相,bạch tỳ 白砒, bạch thái 白菜, bạch thân 白身, bạch thỏ 白兔, bạch thoại 白話, bạch thổ 白土, bạch thủ 白首, bạch thủ 白手, bạch thủy 白水, bạch thuyết 白說, bạch thương 白商, bạch thược 白芍, bạch trọc 白濁 , bạch trú 白晝, bạch truật 白朮, bạch vân 白雲, bạch vân hương 白雲鄉, bạch vân thi 白雲詩, bạch vân quốc ngữ thi 白雲國語詩 bạch y 白衣 , bạch yến 白燕
● Ở Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (gồm 34 từ ngữ, không có chữ Hán):
∗ 1 chữ có âm là “bạch”: Bạch = Trắng; rõ ràng
∗ 34 từ ngữ có âm tố đâù tiên là “bạch”
bạch cầu, bạch chủng, bạch cúc, bạch cung, bạch diện thư sinh, bạch dương, bạch đái, bạch đàn, bạch đầu, bạch đầu quân, bạch đậu khấu, bạch điến, bạch đinh, bạch định, bạch hầu, bạch hổ, bạch huyết, bạch huyết cầu, bạch kim, bạch lạp, bạch mi, bạch nhật, bạch ốc, bạch phát, bạch quỷ, bạch tạng, bạch thỏ, bạch thoại, bạch thổ, bạch thủ, bạch thủ thành gia, bạch tuyết, bạch viên, bạch yến.
Nhận xét
Ở ví dụ này, Đào Duy Anh và Nguyễn Quốc Hùng đều nêu hai chữ Hán có âm là “bạch”. Về chữ bạch 白, Đào Duy Anh nêu 4 nghĩa, Nguyễn Quốc Hùng nêu 6 nghĩa, Nguyễn Lân nêu hai nghĩa, là trằng và rõ ràng. Trong từ điển của Nguyễn Lân, số từ ngữ có âm tố “bạch” đứng đầu là 34, chỉ bằng một phần ba so với từ điển của Đào duy Anh (109), và chưa bằng một nửa một nửa so với từ điển của Nguyễn Quốc Hùng (78).
Trong số 34 từ ngữ này, ông Nguyễn Lân đã có lời giảng giải sai ở các từ bạch tạng, bạch đái , bạch yến. Ngoài ra, còn có hai từ là bạch định và bạch thủ cũng có vấn đề cần bàn luận.
● Từ bạch tạng không có mặt trong từ điển của Đào Duy Anh và của Nguyễn Quốc Hùng. Phải chăng, các soạn giả này đã bỏ sót từ này, và ông Nguyễn Lân đã “tinh ý” phát hiện được để đưa nó vào Từ điển từ và ngữ Việt nam ?. Hãy xem lời giảng giải cua ông Nguyễn Lân.:
BẠCH TẠNG (tạng = khí quan trong ngực và trong ngực) = Bệnh thiếu sắc tố, khiến cho tóc vàng hoe và da biến thành màu trắng từng mảng hay toàn thân. Người bạch tạng vẫn có thể khỏe mạnh.
Theo y học Trung Hoa thì trong cơ thể người có “ngũ tạng” 五臟 là tâm, can, tỳ, phế, thận (tim, gan, lá lách, phổi, thận). Nếu đúng như lời giảng của học giả Nguyễn Lân thì phải chăng, người bạch tạng có 5 khí quan ấy màu trắng và có biểu hiện bên ngoài là “ tóc vàng hoe và da biến thành màu trắng từng mảng hay toàn thân“?. Xin thưa rằng, từ tố “tạng” ở đây không có nghĩa như nhà khoa hoc Nguyễn Lân đã dạy, mà có nghĩa là “thể chất”, là đặc tính riêng của từng cơ thể người. Trong cuốn Từ điển Việt Hán (xuất bản ở Bắc Kinh năm 1960, do một số học giả Trung Quốc gồm Hà Thành, Trịnh Ngọa Long, Chu Phúc Đan.... biên soạn), từ tạng (tiếng Việt) được giảng giải như sau (các chữ trong ngoặc đơn là của LMC phiên âm các chữ Hán):
Tạng u 臟 (tạng), lục phủ, ngũ tạng 五 臟 六 腑(ngũ tạng lục phủ) v 体質(thể chất), tạng khỏe 体 質 好, 强 壮(thể chất hảo, cường tráng).
Các học giả Trung Quốc đã phân biệt rất rõ hai nghĩa của từ “tạng” trong tiếng Việt. Trong các quyển Từ điển Việt – Pháp của Đào Văn Tập hay của Đào Đăng Vĩ xuất bản ở Sài Gòn cách đây hơn 60 năm, các soạn giả này cũng phân biệt rất rõ hai nghĩa ấy. Ví dụ, Đào Văn Tập viết:
Tạng = Viscères. Ngũ tạng = les cinq viscères. ║ Complexion, constitution du
corps. Tạng khỏe: solid complexion. Tạng yếu: faible constitution.
Từ bạch tạng (hoặc chứng bạch tạng) trong tiếng Việt tương ứng vớ từ albinismetrong tiếng Pháp (= albinism = albinismustrong tiếng Anh). Hán ngữ thì gọi chứng này là 白化病 (bạch hóa bệnh =bệnh hóa trắng) hoặc 白化現象 (bạch hóa hiện tượng = hiện tượng hóa trắng). Chính vì từ “bạch tạng” không tồn tại trong Hán ngữ nên nó không thể có mặt trong mọi quyển từ điển Hán – Việt. Chỉ vì “siêu học giả” Nguyễn Lân không hiểu được nghĩa thứ hai của từ tố “tạng”nên mới đưa vào quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của ôn, kèm theo việc “chú giải từ tố” sai hoàn toàn.
● Từ bạch đái (hoặc bạch đới) được ông Nguyễn Lân giải thích:
BẠCH ĐÁI(bạch = trắng, rõ ràng; đái = đeo lấy) = Bệnh khí hư của phụ nữ. Một nguyên nhân của bệnh bạch đái là sự thiều vệ sinh.
Theo lời giải thích của nhà giáo Nguyễn Lân thì bạch đái là tên một thứ bệnh. Vậy, nó phải là một danh từ, nhưng, cũng theo ông, đái = đeo lấy, là một động từ, hay ít nhất thì cũng là một từ chỉ hành động. Trong Hán ngữ, chữ đái 帶 có nghĩa gốc là cái đai áo,tức là dải băng rộng ở cái áo dài để thắt ngang thắt lưng, từ đó nó có nghĩa mở rộng là cái dải, là vật có dạng dải, rồi sinh ra nghĩa mới là đeo, là mang vào. Trong từ bạch đái, thì đái nghĩa là dải.
Bạch đái hay bạch đới là dải trắng sền sệt chảy ra từ âm đạo của phụ nữ, còn gọi là khí hư. Ông Nguyễn lân đã dùng từ khí hư để giải thích từ bạch đái. Nếu độc giả không biết từ bạch đái thì ít khi biết từ khí hư, lại phải tra cứu , nhưng trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt chỉ có từ bạch đáimà không có từ khí hư. Lời giảng của ông Nguyễn Lân về từ bạch đái tuy không sai nhưng không đạt yêu cầu, còn việc “chú giải từ tố” thì sai.
.
● Ở từ bạch yến, ông Nguyễn Lân viết:
BẠCH YẾN (yến: chim én) = Chim én trắng. Nuôi đôi bạch yến trong lồng
Chim én thường có lông trắng ở phía bụng và ở mặt dưới của cánh, còn ở phía lưng thường đen hoàn toàn hoặc chỉ có một đám trắng nhỏ ở cuối thân, sát đuôi. Vì vậy, không ai nhìn thấy chim én trăng,. hoặc nếu có thì đó là trường hợp rất đặc biệt. Theo từ điển Từ nguyên, người Trung Hoa cổ đại coi bạch yến là tượng trưng cho điềm lành hiếm có, Cũng nên nhớ rằng, không thể nuôi chim én trong lồng, nó chỉ đậu khi ngủ hoặc khi nghỉ ngơi trong chốc lát, và luôn luôn phải bay lượn để đớp mồi trong không khí. Nếu bị nhốt, chim én sẽ chết vì nó chỉ quen bay lượn, không thể sống gò bó một chỗ. Hơn nữa, chỉ những loại chim rất đẹp hoặc hót rất hay thì người ta mới nuôi trong lồng để thưởng thức vẻ đẹp hoặc tiếng hót. Chim én không có hai đặc điểm ấy.
Đành rằng, trong Hán ngữ, yến 燕 nghĩa là chim én, nhưng trong tiếng Việt, từ yến (tên chim), ngoài nghĩa ban đầu là chim én, về sau đã được mở rộng để chỉ vài loại chim khác nữa. Cách đây hơn một thế kỷ, một loài chim đẹp và hót hay, có nguồn gôc từ Quần đảo Canaria (ở Đại Tây Dương, thuộc Tây Ban Nha) được người châu Âu thuần dưỡng và đưa đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam và có tên bằng tiếng Việt là chim Yến (tiếng Phap là Serin, tiếng Hoa là Kim ty tước 金絲雀). Để phân biệt với chim Én, người ta gọi thứ chim mới lạ này là chim Yến cảnh hoặc chim Yến hót. Loại chim Yến này có danh pháp ba phần là Serinus canaria domestica (gồm các biến chủng như Bạch Yến, Hồng Yến, Hoàng Yến, ...) thuộc họ Fringillidae (ở Việt Nam gọi là họ Sẻ thông hoặc họ Sẻ đồng, ở Trung Quốc goi là họ Yến tước 燕 雀). Từ giữa thế kỷ 20, từ Yến được mở rộng thêm nữa để chỉ loại chim giống như Én (mà trước đây vẫn được coi lả Én) dùng nước bọt có chất keo để gắn tổ vào vách đá hoặc để làm tổ.
● Về từ bạch định, ông Nguyễn Lân giảng giải:
BẠCH ĐỊNH (định: việc xong rồi) = Bài tổ tôm ù không có quân đỏ nào.
Ù bạch định không bằng ù chi chi này
Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của thì bạch định= trắng xanh, màu trắng nhiều, màu xanh ít. Chiếu bạch định; chén bạch định. Tra cứu ký hơn thì biết rằng, ở Trung Quốc ngày xưa có loại đồ sứ quý, sản xuất ở cac thôn Giản Tư, Dã Bắc, thuộc huyện Khúc Dương (thịnh hành nhất là thời Tống, chấm dứt ở thời Nguyên), thời Tống thuộc Định Châu, tỉnh Hà Bắc nên gọi là Định từ 定瓷(từ 瓷 nghĩa là đồ sứ; Định từ nghĩa là đồ sứ Định Châu), gồm các loại hắc định 黑定(màu đen), lục định 綠定 (màu xanh lá cây), tử định 紫定 (màu tím), bạch định 白定 (màu trắng). Như vậy, từ bạch định có nghĩa ban đầu là loại đồ sứ Định Châu màu trắng – xanh nhạt; về sau thường có nghĩa là màu trắng – xanh nhạt. Ông Nguyễn Lân đã giảng giải từ này theo cách hiểu của giới cờ bạc chứ không giảng được nghĩa thật của từ này.
●Ở mục từ bạch thủ, soạn giả Nguyễn Lân giải thích:
BẠCH THỦ(thủ: tay) = 1.Tay trắng (cũ). 2.Nói khi đánh tổ tôm, trên tay
chỉ còn lẻ một đôi con bài giống nha, không dính dáng vào đâu,phải chờ
đúng con bài ấy lên mà ù. Thập thành mà bị bạch thủ ut tay trên
Ở nghĩa thứ nhất, nên nói rõ: tay trắng nghĩa là tay không, thường được hiều là không có tài sản hay cơ nghiệp gì cả. Nghĩa thứ hai mà ông Nguyenx Lân nêu lên cũng thuộc về nghề cờ bạc. Tất cả các từ điển khác của Trung Quốc và của Việt Nam đều không biết đến thuật ngữ cờ bạc này. Phải chăng, thế mạnh của soạn giả Nguyễn Lân là ở chỗ đó?
Việc xem xét nhóm từ ngữ Hán – Việt thuộc “họ Bạch”trong ba quyển từ điển đã cho thấy rõ rằng, Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân có dung lượng quá nhỏ, rất nghèo nàn, rất ít từ ngữ, có rất nhiều từ bị giảng thiếu nghĩa hoặc sai nghĩa.
. Ở trên kia đã ước tinh, dung lượng từ ngữ trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân chỉ bằng khoảng 37% so với Hán – Việt từ điển giản yêu của Đào Duy Anh (gồm 40 000 từ ngữ). Việc tính toàn cụ thể số từ ngữ ở từng vần chữ cái trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân được ghi trong bảng sau đây:
A = 163 Â = 113 B = 869 C = 1466 2611 | D = 545 Đ = 970 G = 333 H = 1094 2942 | I = 6 K= 689 L= 530 M= 283 1508 | N= 851 O= 32 Ô= 24 P= 664 1571 | Q = 381 S = 396 T = 3833 U = 59 4669 | Ư = 55 V = 436 X = 193 Y = 77 761 |
Tổng cọng : 2611 + 2942 + 1508 + 1571 + 4669 + 761 = 14062
Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân hoàn toàn gồm những từ ngữ rất đơn giản như ở mọi cuốn từ điển nhỏ khác, không hề có gì mới mẻ, nhưng chỉ thu thập được 14 062 từ ngữ, bằng 35,16% so với dung lượng Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh, Nên nhớ rằng, quyển Hán Việt từ điển giản yếu của Đào Duy Anh ra đời từ năm 1932. Vậy mà sau 67 năm, đúng hai phần ba thế kỷ,xã hội đang cần một cuốn từ điển đầy đủ hơn, đầy đủ và dễ hiểu hơn, có dung lượng lơ2ns gấp đôi hoặc ít ra cũng gấp rưỡi so với quyển trước đó, thì được nhà giáo Nguyễn Lân đáp ứng bằng một một sản phẩm quá nghèo nàn, chỉ bằng một phần ba (tức là chỉ bằng một phần năm hoặc một phần sau so với yêu cầu), lại còn phạm vô số sai lầm nghiêm trọng rất đáng xấu hổ. Biên soạn một cuốn từ điển như thế không những có gì khó khăn, mà còn là một việc rất có hại, vừa tốn giấy mực, lại còn gieo rắc những cách hiểu sai trong tiếng Việt.
3. Lướt qua Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân
Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân ra đời năm 2000, sau cuốn Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của (1202 trang, khổ 14 x 21cm, xuất bản tại Sài Gòn năm 1895) hơn 100 năm, và sau các cuốn Việt Nam từ điển của Hội Khai trí tiến đức (Hà Nội, Trung bắc tân văn, 1931), Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1951), Từ điển Việt Nam phổ thông của Đào Văn Tập (Sài Gòn, 1952), Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (Hà Nội, 1967), Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (Nxb Khai trí, Sài Gòn, 1970), Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (Hà Nội, 1988). Trong các từ điển này, đáng chú ý nhất là Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, gồm 2 tập, tổng cọng là 2861 trang in cùng khổ giấy với từ điển của Nguyễn Lân (16 x 24cm, với 48 dòng/trang) nhưng mật độ chữ cao hơn (52 dòng/trang) nên tương đương với 3358 trang của Nguyễn Lân. Nói cách khác, Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân có dung lượng chữ in (chưa xét đến dung lượng từ ngữ) dưới 63% so với Việt Nam từ điển do Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ biên soạn trước đó 30 năm. Như vậy, khi biên soạn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân đã có một số tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt khá phong phú để biên soạn một bộ từ điển tiếng Việt lớn nhất và tốt nhất hiện nay, nếu ông có trình độ tương xứng.
Khảo sát văn bản cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân thì thấy ngay rằng,số lượng từ ngữ trong quyển này chủ yêu được tập hợp từ ba nguồn chính là: u Từ điển tiếng Việt (Nxb Khoa học Xã hội, 1991, 1415 trang, Văn Tân chủ biên, với sự tham gia của 12 biên tập viên khác, trong đó có Nguyễn Lân), v Từ điển từ và ngữ Hán – Việt của Nguyễn Lân (Nxb TP Hồ Chí Minh, 1989, 865 trang); w Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân. (Nxb Văn hóa, 1990, 323 trang). Soạn giả cũng bổ sung một ít từ đã từng có ở các quyển từ điển khác. Hai quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việt và Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam được chép lại gần như hoàn toàn, mà quyển nào cũng đầy rẫy những sai lầm rất nghiêm trọng.. Số từ ngữ Hán – Việt trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam cũng được bổ sung thêm nên càng nhiều sai lầm hơn ở Từ điển từ và ngữ Hán – Việt . Ví dụ, từ viên mônchỉ xuất hiện ở Từ điển từ và ngữ Việt Nam.
Cả ba quyển từ điển vừa kể gộp lại đã đủ để tạo thành một quyển từ điển mới có độ dày hơn 2000 trang. Nếu các quyển này đã được lên khuôn in trên máy tính thì việc lắp ghép thành một quyển (sắp xếp lại thứ tự của các mục từ trong quyển “tổng hợp”) là một công việc cực kỳ đơn giản, chỉ mất vài giờ làm việc trên máy tính là xong. Nhưng nếu không có sẵn các bản đánh máy trên máy tính thì phải đánh máy lại, tốn công hơn một chút nhưng cũng chẳng khó khăn gì, soạn giả có thể nhờ con cháu làm giúp, hoặc thuê người hai người làm trong một tháng là xong. Nói tóm lại, công đoạn dựng cái khung cho cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam khoảng 2000 trang, rồi trên cơ sở đó mà sửa chữa, thêm, bớt để làm thành một quyển từ điển mới là một việc rất dễ dàng, ai cũng có thể làm được, không cần đến năng lực của một học giả. Khi bắt tay vào việc biên soạn một cuốn từ điển mới thì ai cũng phải dựng một bộ khung như thế để dựa vào đó mà biết nên thêm những gì, bớt những gì.. Điều quan trọng nhất là sau đó, trong quá trình sửa chữa, thêm, bớt, chỉnh lý, soạn giả phải có kiến thức sâu rộng để phát hiện những chỗ thiếu, những chỗ sai sót, hoặc chưa thỏa đáng trong cái sườn phác thảo ấy, phải có năng lực tra cứu các nguốn tư liệu xưa và nay, trong dân gian, trong sách vở quốc văn và ngoại văn để giảng giải chính xác và thỏa đáng về nhiều khái niệm khó mà từ trước đến nay bị hiểu sai, bị giải thích sai hoặc chỉ được giải thích một cách gượng ép, hời hợt, rồi bổ sung thêm những mục từ, những lời giảng cần thiết để tăng thêm bề sâu và bề rộng của cuốn từ điển mới. Đó mới là điều làm nên giá trị của cuốn từ điển và là cống hiến của người biên soạn nghiêm túc, biết tự trọng và có trách nhiệm trước công chúng.
Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân đã không mảy may thực hiện được những đòi hỏi vừa kể. Các quyển Từ điển từ và ngữ Hán – Việtvà Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam vốn đã chứa vô số sai lầm nghiêm trọng, nay lại được sao chép trọn vẹn vào cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, làm cho nó dày thêm mà không tốn thêm công sức, chẳng khác gì một món hàng xấu được bàn lại dưới cái vơ bọc mới mà thôi.
Riêng số sai lầm trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt đã rất khủng khiếp rồi, nhưng không phải chỉ có thế. Ngoài những sai lầm từ cuốn này chuyển sang và còn tăng thêm, Từ điển từ và ngữ Việt Nam còn chứa vô số sai lầm khác ở lời giải thích những từ ngữ được coi là “thuần Việt”. Trong bài Đọc lướt “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của Nguyễn Lân, chỉ trong 3 vần chữ cái A, B, C, tàc giả Huệ Thiên đã vạch ra 117 chỗ sai lầm. Chỉ mới “đọc lướt” thôi nên còn bỏ sót không ít sai lầm nghiêm trọng khác. Ví dụ, ở các từ ác ôn (ông Nguyễn Lân cho rằng, ôn nghĩa là bệnh dịch) hay từ anh hung (cho rằng, hùng là loài thú khỏe!) đều giảng sai nhưng chưa bị phát hiện. Nói như thế để thấy rằng, trong các vần chữ cái A, Ă, Â, B, C (từ trang 15 đến trang 472), quyển từ điển này còn phạm nhiều sai lầm hơn nữa chứ không phải là con số 117 sai lầm. Gần đây, Hoàng Tuấn Công đã công bố hàng loạt bài dài (như: Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót; Những sai lầm mang tính hệ thống trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân; Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển – GS Nguyễn Lân, và v.v.), vạch rõ vô số sai lầm thuộc đủ mọi loại: sai lầm về định nghĩa, sai lầm về chú giải từ tố, sai lầm ở ví dụ, nhầm lẫn về chính tả, v.v.
Với cách biên soạn từ điển cẩu thả liều lĩnh như thế thì phải nói rằng, việc biên soạn Từ điển từ và ngữ Việt Nam là quá dễ dàng chứ chẳng khó khăn gì, cũng không đòi hỏi phài lao tâm khổ tứ gì cả, chỉ như một thứ trò vui đùa, rất thích hợp với “tạng” người không chịu khó tra cứu nhưng rất đắc chí và “tự tin” như nhà giáo Nguyễn Lân. Hơn nữa, nếu một sản phẩm như thế mà xuất bản được thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tiếc rằng, đó là một việc không nên làm vì rất có hại cho tiếng Việt. rất có hại đối với nhiều thé hệ người Việt
I. Những sự thực đáng ngạc nhiên về nhà giáo Nguyễn Lân
1. “Chú giải từ tố “ và “giải thich từ nguyên”, thực chất là đoán mò và viết liều.
Nhà giáo Nguyễn Lân được nhiều người coi là đã có cống hiến to lớn trong việc “suốt đời bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”. Chính ông cũng tự coi mình là người kiên trì bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt . Trong bài Nhớ Ba (in ở quyển Vinh quang nghề thầy, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, trang 387 – 392), PGS TS Nguyễn Lân Trung là con trai út của ông đã viết:
.. Mặc dù cả tám anh chị em đều theo nghề dạy học của cụ, nhưng cái nghiệp chữ nghĩa thì không ai lựa chọn. Cho nên năm 1985, khi tôi bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ đệ tam về Ngôn ngữ học tại Đại học Sorbonne – Paris, Ba tôi vui lắm và nói với cả nhà: “Thế là trong gia đình mình, ít ra có một đứa muốn cùng Ba bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt”
Ông cũng cho biết rằng, chính vì muốn “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt” một cách tích cực và hiệu quả nhất nên ông đã dành nhiều năm cuối đời để biên soạn Từ điển từ và ngữ Hán – Việt (có chú giải từ tố), rồi đến Từ điển từ và ngữ Việt Nam.
Trong Lời nói đầu của cuốn Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, soạn giả Nguyễn Lân viết:
“Song hiện nay phần lớn các thầy giáo, cô giáo, sinh viên, học sinh không biết chữ Hán. Nhiều người khi đọc hoặc giảng một bài văn không biết nghĩa chính xác của nhiều từ, nên có thể hiểu lầm, giảng sai. Huống chi hàng ngày ở chung quanh ta, nhiều người lẫn lộn từ nọ với từ kia như: yếu điểm với nhược điểm, báo cáo với bá cáo, giả thiết với giả thuyết, chân tu với trân tu, bàng bạc với bàn bạc, bàng hoàng với bàn hoàn, bàng quan với bàng quang, vãn cảnh với vãng cảnh. Có người đọc và viết huyên thiên là huyên thuyên, phong thanh (nghe phong thanh) là phong phanh, xán lạn là sáng lạng...Nhiều người nói và viết câu kết là cấu kết... Gần đây, trên một tờ báo lớn, người ta đã viết vô hình trung là vô hình chung.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào sự gìn giữ tính trong sáng của tiếng Việt và bảo đảm tính chính xác của từ ngữ, chúng tôi đã soạn quyển “Từ điển từ và ngữ Hán – Việt” này.
Ở đầu cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, trong bài Đôi lời tâm sự thay lời tựa, ông viết:
Gần đây, tôi nhận thấy trên sách báo và cả trên đài tiếng nói Việt Nam, đồng bào dùng sai nhiều từ, nhất là những từ Hán – Việt. Thí dụ, người ta nói và viết cấu kết thay cho câu kết, mãi dâm thay cho mại dâm, mãn tính thay cho mạn tính, yếu điểm thay cho điểm yếuhay nhược điểm (tuy yếu điểmlại là điểm quan trọng), vãn cảnh chùa Hương thay cho vãng cảnh chùa Hương, vô hình chung thay cho vô hình trung, huyên thuyên thay cho huyên thiên, vân vân... Mặt khác, trong các sách báo, lỗi chính tả tràn lan, rất ảnh hưởng tới sự trong sáng của tiếng Việt.
Băn khoăn trước tình trạng đó, tôi thấy cần có một cuốn từ điển tương đối đầy đủ và đúng đắn, nhưng những bạn đã cùng tôi soạn cuốn Từ điển tiếng Việt đầu tiên đã có một số lớn quy tiên, còn một số thì ở xa hoặc phụ trách những công tác khác, không thể cùng nhau tập họp lại như trước được nữa. Cho nên, mặc dầu tuổi đã ngoài cửu tuần, tôi cũng đành đơn thương độc mã soạn quyển Từ điển từ và ngữ Việt Nam này.
Như tên sách, không những từ điển này chỉ có những từ mà còn có cả những thành ngữ rất phong phú và gợi cảm trong tiếng nói của dân tộc.
Để tránh sự sai lầm khá phổ biến trong việc dùng các từ Hán – Việt, tôi đã chú ý giải thích các từ nguyên.
Ý chí “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt” của nhà giáo Nguyễn Lân còn được nhấn mạnh trong cuộc trò chuyện giữa ông và nhà báo Hàm Châu về cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam, được kể lại trong bài Nguyễn Lân và “mùa thu vàng “ sáng tạo.
- Xin bác cho biết đôi nét về bộ từ điển lớn này
- Khi đọc các áng văn, thơ cổ như thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán, Phan Trần, Nhị độ mai, Bích Câu kỳ ngộ...hoặc các bản dịch thơ Đường của Phan Huy Vịnh, Tản Đà..., gặp một số từ cổ, các bạn trẻ tuối ngày nay nếu muốn tra cứu để hiểu nghĩa được tường tận, thì giở từ điển ra thường không tìm thấy!
- Bác có thể cho một ví dụ
- Chẳng hạn, đứa cháu gái tôi nghe bà Quách Thị Hồ hát ca trù bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị qua bản dịch tuyệt vời của Phan Huy Vịnh:
Bến Tầm Dương, canh khuya vắng ngắt
Quạnh hơi thu, hiu hắt đìu hiu
Người xuống ngựa, khách dừng chèo
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ty...
Cháu không hiểu “chén quỳnh” là gì, “trúc ty” là gì. Tôi nghĩ, từ điển phải giúp các cháu hiểu nghĩa các từ đó.
- Xin bác cho biết vài đặc điểm của bộ Từ điển mà bác đang biên soạn.
- Ngoài phần định nghĩa, còn có phần từ loại, từ nguyên. Chẳng hạn, đọc Cung oán găp hai câu thơ:
Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ
Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu
Nhiều bạn trẻ ngày nay rất có thể chỉ hiểu lõm bõm những từ Hán -Việt như “tục lụy, tân khổ, thế đồ, kỳ khu...”. Cuốn từ điển của tôi sẽ giải thích kỹ càng từ nguyên của mấy từ đó. Thí dụ, từ ‘kỳ khu” gồm hai chữ Hán là ‘kỳ” và ‘khu”, vậy, “kỳ” nghĩa là gì và ‘khu’ nghĩa là gì, rồi “kỳ khu” nghĩa là gì.
Và để giúp bạn đọc hiểu màu sắc, âm hưởng, khả năng biểu cảm của từ, ở mỗi mục từ, tôi còn đưa vào những câu ca dao, tục ngữ có liên quan đến từ đó, cũng như những cách dùng từ rất sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng cổ, kim, chứ không tự nghĩ ra các thí dụ vụng về.
(Trích: Kỷ yếu Hội thào NGND GS Nguyễn Lân – cuộc đời và sự nghiệp, trang 127 128)
Những chứng cứ vừa nêu cho thấy rằng, nhà giáo Nguyễn Lân tỏ ra luôn luôn day dứt trước hiện tượng viết sai, hiểu sai, giải thích sai các từ ngữ tiếng Việt, nhất là các từ ngữ gốc Hán. Ông coi việc sử dụng tiếng Việt không đúng là một điều nguy hại, phải kiên quyết khắc phục. Điều đó đã thôi thúc ông biên soạn hai cuốn từ điển kia, cũng là hai tác phẩm lớn nhất của ông. Đương nhiên, ông hoàn toàn tin ở năng lực của mình và quyết tâm đem hết sức lực để bảo vệ tính trong sáng của tiếng Viêt, như chính ông đã khẳng định
Khi đọc những lời giảng giải của ông trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam (được sao chép ở Từ điển từ và ngữ Hán – Việt), mọi người đều kinh ngạc vì thấy quá nhiều sai lầm vượt sức tưởng tượng. Ngay cả trong một số từ mà ông nêu ra làm ví dụ về những sai lầm trong sách bào để phê phán, cũng có không ít từ mà ông vẫn hiểu sai và giảng sai, khi thì sai nghĩa, khi thì chú giải sai các từ tố. Sau đây là một số ví du để minh chứng về những sai lầm đáng kinh ngạc của ông. Chúng tôi thấy cần phải kèm theo chữ Hán ở các từ ngữ đang được thảo luận.
Từ bàng hoàng 徬徨 được ông Nguyễn Lân giảng giải: bàng = ở bên; bất định; hoàng = nghi hoặc; bàng hoàng = choáng váng, không ổn định tâm thần. Bàng hoàng dở tỉnh dở say (Truyện Kiều).. Các quyển từ điển chữ Hán của Trung Quốc không giải thích như vậy
Khi giải thíc từ bàng hoàng 徬 徨, Cổ kim Hán ngữ từ điển (Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 2000) và các từ điển khác của Trung quốc đều không nêu nghĩa của từng từ tồ bàng 彷 hoặc hoàng徨 và cho biết rằng, trước đây cũng viết là 旁皇, 仿偟, 方皇, mà người Bắc Kinh đọc các từ này là páng huáng (tương ứng với âm Hán – Việt là bàng hoàng). Chỉ có các từ 彷徨, 旁皇, 徬 徨 thì người Việt Nam mới đọc là bàng hoàng, còn các từ 仿偟, 方皇 thì người Bắc Kinh vẫn đọc là páng huáng nhưng âm Hán – Việt của chúng lại là phảng hoàng và phương hoàng. Điều đó xác nhận rằng, nghĩa của từ bàng hoàng là do âm hưởng của cả hai âm tố sinh ra chứ không phải do nghĩa của hai từ tố hợp lại. Bởi vậy, khi giảng giải về từ bàng hoàng thì không được phép “mổ xẻ” hai từ tố bàng và hoàng như nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân đã làm. Theo từ điển này, từ bàng hoàng 徬 徨có hai nghĩa: ① do dự, không nhất quyết; ② tâm thần bất định, đứng ngồi không yên. Tuy định nghĩa của soạn giả Nguyễn Lân ứng với nghĩa thứ hai và phù hợp với cách dùng ở Việt Nam hiện nay, nhưng ông đã phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc “chú giải từ tố”
Ở từ bàn hoàn 盘 桓, nghĩa là lo nghĩ quanh quẩn không dứt ra được (gần giống với bồi hồi) hoặc quấn quít không rời nhau, thì đúng là có sự tổ hợp ngữ nghĩa của hai từ tố. Bàn 盘 = quanh quẩn; hoàn 桓 = cây nêu, cây cột biểu trưng.
| Theo Cổ kim Hán ngữ từ điển thì hoàn 桓 là cây cột mà thời xưa người ta dựng lên trước các dịch trạm (trạm chuyển đạt công văn), các công sở, đền đài, cung điện, lăng mộ, v.v. để quy định vị trí đứng đợi, còn gọi là hoàn biểu, về sau được gọi là hoa biểu 華表, ví dụ, Hoa biểu ở Thiên An Môn (xem hình bên).
Vậy, từ bàn hoàn có nghĩa đen là luẩn quẩn xung quanh một cột mốc cố định để ngóng chờ, nghĩa bóng là đeo đẳng không rời một ý nghĩ nào đó. Tuy giảng đúng nghĩa của từ bàn hoàn: ① Quanh quần không dứt ra được. Nỗi riên riêng những bàn hoàn (Truyện Kiều). ② Quấn quít với nhau. Cố nhân đã dễ mấy khi bàn hoàn (Truyện Kiều), nhưng, khi “chú giải từ tố” (điều mà soạn giả coi là phần đặc sắc nhất trong từ điển của mình), ông giải thích rằng, hoàn = uốn éo thì hoàn toàn sai, Đó chỉ là sự đoán mò, nói liều.
|
Từ bàng bạc cũng không thể “mổ xẻ” được. Theo Cổ kim Hán ngữ từ điển, từ này có thể viết là 旁 薄 hoặc 磅 礴,. Tức là, nghĩa của nó cũng do âm hưởng của hai âm tố bàng và bạc tạo nên chứ không phải do sự tổ hợp các nghĩa của hai từ tố này. Bởi vậy, không được phép “mổ xẻ” tách rời chúng để cắt nghĩa từng từ tố rồi “tổng hơp” lại, vì ở đây không có sự phối hợp nghĩa của hai từ tố. Ngoài ra, lời giảng của ông Nguyễn Lân (cho rằng, bàng = rộng lớn; bạc = đầy bốn mặt) là một sự bịa đặt liều lĩnh. Chữ bàng 旁 có nghĩa là bên canh chứ không có nghĩa là rộng lớn; chữ bạc 薄 có nghĩa là mỏng, nhạt, sơ sài... chứ không có nghĩa là đầy bốn mặt . Các từ tố bàng 磅 hay bạc 礴 đều chẳng có nghĩa gì cả. Chúng được tạo ra chỉ để viết từ bàng bạc 磅 礴 mà thôi.
Các từ bồi hồi 徘徊, phảng phất 彷佛cũng thuộc loại như bàng hoàng hay bàng bạc. Chúng đều bị nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân “mổ xẻ” một cách phi pháp rồi bịa đặt nghĩa cho từng từ tồ.
Hộc tốc觳觫 cũng là một từ gồm hai âm tố không thể tách rời. Chữ hộc 觳 tuy có nghĩa là cái hộc, một dụng cụ để đong (1 hộc = 10 đấu; 1 đấu xấp xỉ bằng 2 lít), chữ tốc 觫 tuy có nghĩa là cái sừng non mới nhú, nhưng ngĩa của từ hộc tốc 觳觫 là do cả hai âm tố tạo nên chứ không phải là sự phối hợp nghĩa của hai tè tố. Vậy mà trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, soạn giả đã liều lĩnh mà giảng rằng, hộc = sợ hãi; tốc = sợ, còn trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam thì lại giảng rằng, tốc = nhanh. Điều đó chứng tỏ rằng, ông Nguyễn Lân chỉ đoán mò nên nay đoán thế này, mai đoán thế kia, không tra cứu gì cả. Cổ kim Hán ngữ từ điển và Từ nguyên đều giảng rằng, hộc tốc觳觫 nghĩa là run rẩy vì sợ hãi. Sang tiếng Việt, từ hộc tốc có nghĩa tương tự như tức tốc, nghĩa là rất vội vã.
Việc giảng sai nghĩa của các từ tố đã xẩy ra thường xuyên, liên tục suốt cả cuốn Từ điển từ và ngữ Hán-Việt và chuyển trọn vẹn sang Từ điển từ và ngữ Việt Nam. Sau đây là một ví dụ về sai lầm của nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân.trong việc chú giải từ tố và giải thích từ nguyên.
Từ ác ôn trong tiếng Việt vốn là ác côn 惡棍(do bị biến âm chút ít mà thành ra ác ôn), trong đó, từ tố côn 棍 có nghĩa gốc là cái gậy, nghĩa bóng là kẻ lêu lổng hay gây sự (như trong các từ côn đồ, du côn). Giảng rằng, ác ôn = kẻ hung dữ gây nhiều tội ác với nhân dân thì đúng rồi, chỉ có điều là không cần có mấy chữ với nhân dân (Có lẽ là để chứng tỏ lập trường tư tưởng rất vững vàng của soạn giả). Nhưng, vì không biết rằng, ác ônvốn là ác côn nên khi “chú giải từ tố” thì soạn giả Nguyễn Lân đã đoán mò, cho rằng, ôn là bệnh dịch.
Ở từ anh hùng, nhà giáo Nguyễn Lân đã giảng đúng nghĩa của từ tố thứ nhất (anh= người tài năng xuất chúng), còn từ tố thứ hai là hùng thì ông giảng là loài thú khỏe nhất! Trong Hán ngữ có chữ hùng 熊 nghĩa là con gấu, nhưng chữ hùng 雄 trong từ anh hùng 英 雄thì khác hẳn, có nghĩa là người tài giỏi, dũng cảm, mạnh mẽ. Chữ hùng 雄 cũng có nghĩa là quốc gia cường thịnh, ví dụ như cụm từ “Chiến quốc thất hùng” dùng để chỉ bảy nước mạnh nhất ở thời Chiến quốc.
Về từ côn quang, trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, soạn giả giải thích: côn = đồ vô lại; quang = cây gỗ; côn quang = kẻ vô lại hung dữ.. Nhưng, trong Từ điển từ và ngữ Việt Namthì ông lại giải thích ràng, quangnghĩa là hung dữ. Cách giải thích tùy tiện mỗi nơi một khác như vậy chứng tỏ soạn giả chỉ biết đoán mò, nói bậy và hết sức thiếu trách nhiệm. Ông không biết chữ Hán, không tra cứu được từ điển chữ Hán thì đã đành, mà ông còn không hiểu gì về cách cấu tạo của một từ phức hợp trong Hán ngữ. Theo ông thì quang = hung dữ, là một tính từ và vì nó đứng sau nên nó cũng là từ tố chính trong từ côn quang, vậy thì côn quang cũng phải là một tính từ chứ. Nhưng, theo định nghĩa của ông, côn quang = kẻ vô lại hung dữ , lại là một danh từ. Đành rằng, trong tiếng Việt, người ta vãn sử dụng từ côn quang, với nghĩa là kẻ lang thang lêu lổng bất lương, là tên lưu manh (như ở câu “Khuyển Ưng lại lựa một bầy côn quang” trong Truyện Kiều), nhưng muốn giải thích từ nguyên thì phải tra cứu ở các.từ điển Hán ngữ cỡ khá lớn. Trong Hán ngữ không có từ côn quang , mà chỉ có từ quang côn 光棍. Ở từ ác ôn (nguyên là ác côn 惡 棍) vừa được nói đến trên đây, độc giả đã biết rằng, từ tố côn 棍 có nghĩa gốc là cây gậy và nghĩa mở rộng là kẻ lang thang lêu lổng. Từ tố quang 光, ngoài nghĩa thông thường nhất là ánh sáng (danh từ) hoặc sáng (tính từ), còn có rất nhiều nghĩa khác. Cổ kim Hán ngữ từ điển của Thương vụ ấn thư quán nêu ra 15 nghĩa của chữ quang 光, trong đó có nghĩa thứ 8 là trần trụi, trơ trọi, và đó chính là nghĩa của từ tố quangtrong từ quang côn 光 棍, ban đầu dùng để chỉ người đàn ông không vợ không con, không nhà cửa, và về sau có nghĩa là kẻ vô lại, kẻ lưu manh.
Theo từ điển Từ nguyên, từ Dạ hợp 夜合 (đồng nghĩa với từ hợp hoan 合歡; dạ = ban đêm; hợp = khép, khít) có hai nghĩa: u Cuộc vui ống rượu (liên hoan) ban đêm; v Tên một loài hoa, cây thân gỗ, là dài, màu xanh nhạt, ban ngày nở, ban đêm khép lại, do đó mà có tên ấy (Nguyên văn trong Từ nguyên: "mộc bản, diệp trường, hoa thanh bạch sắc, hiểu khai dạ hợp, cố danh"). Buồn thay, soạn giả Nguyễn lân vốn quen đoán mò nói liều nên đã phán rằng: dạ = đêm; hợp = thích hợp; dạ hợp = loài cây cùng họ với ngọc lan, hoa trằng thơm, nở về ban đêm.! Nếu thề thì phải gọi là dạ khai chứ! Ngay trong từ thích hợp, từ tố hợp cũng có nghĩa khít. Thích nghĩa là vừa đúng, rồi mở rộng ra là vừa lòng, vừa ý; thích hợp nghĩa là vừa khít (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng).
Ở từ đại sứ 大使, từ tố đại 大 nghĩa là lớn thì ông đoán mò rồi nói liều rằng, đạilà thay thế (代). Theo ông thì đại sứ là “viên chức ngoại giao đại diện cho một nước bên cạnh chính phủ của một nước khác” cho nên từ tố “đại” có nghĩa là thay thé, là đại diện. Ông không biết rằng, từ tố “sứ’ đã nói lên tư cách “đại diện” cho một nước rồi. Đáng lẽ nên viết rằng, “đại sứ là người đại diện ngoại giao ở cấp cao nhấtcủa một nước ở nước ngoài, thay mặt nguyên thủ quốc gia trong việc giao thiệp với nước sở tại”. Chữ đại 大 chính là để thể hiện cái cưong vị ở cấp cao nhất .
Tiếp đến từ đại sứ quán (trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam), soạn giả Nguyễn Lân cũng rất liều khi giảng rằng, quánnghĩa là cơ quan. Đành rằng, trong trường hợp cụ thể này thì viết như vậy cũng không làm sai nghĩa của từ đại sứ quán 大 使 館, nhưng khi đã có chủ ý “chú giải từ tố” thì phải nêu thật sát nghĩa của từng từ tố rồi mới nói đến nghĩa hẹp, nghĩa bóng, nghĩa mở rộng, v.v. Chữ quán 館 có nghĩa gốc là nhà hàng ăn uống, vì nó được cấu tạo từ chữ thực 食(nghĩa là ăn, để gợi ý) và chữ quan 官 (để gợi âm). Về sau, nghĩa của nó được mở rộng thêm, kiêm cả nghĩa là nơi tiếp đãi khách khứa, là trú sở (người ta quen gọi là trụ sở), tức là nơi làm việc của một cơ quan (như trong các từ Quốc sử quán, Đại sứ quán, v,.v.). Trước sau, quán vẫn là một vật thể kiến trúc, còn cơ quan là đơn vị trong bộ máy nhà nước hoặc đoàn thể.
Nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân đã nhiều lần lên tiếng dạy bảo rằng, nói và viết yếu điểm thay cho điểm yếu hay nhược điểm là sai, bởi ví yếu điểm nghĩa là điểm quan trọng. Ở mục từ yếu điểm trong cả hai cuốn từ điển của ông đều có câu: Chớ lầm yếu điểm với điểm yếu. Đúng vậy, bởi vì yếu điểm là một từ Hán – Việt, từ tố yếu (đứng trước) bổ nghĩa cho từ tố điểm (đứng sau), mà trong Hán ngữ thì chữ yếu 要 có nghĩa là quan trọng, cho nên yếu điểmcó nghĩa là điểm quan trọng, và nhược điểm mới có nghĩa là điểm yếu. Với cách cấu tạo từ tương tự như vậy, chứng nhân nghĩa là người làm chứng, và không đươc lẫn lộn với nhân chứng (nghĩa là chứng cứ mà con người biết được). Buồn thay, nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân không phân biệt được hai từ này. Ông đã đưa ra các định nghĩa kèm theo ví dụ (bằng dòng chữ in nghiêng): chứng nhân = Người làm chứng. Ai là chứng nhân của vụ giết người ấy? và nhân chứng = Người làm chứng trong một vụ tranh chấp. Tòa án đã mời các nhân chứng phat biểu. Sự thực thì tòa án không thể mời các nhân chứng phát biểu (vì nhân chứng là loại chứng cứ bằng lời chứ không phải là con người). mà chỉ có thể đưa ra các chứng cứ để luận tội. Có hai loại chứng cứ: u Trước hết là loại chứng cứ do những người chứng kiến và xác mính sự việc (tức là các chứng nhân) thuật lại, gọi là nhân chứng. v Loại chứng cứ thứ hai là những hiện vật liên quan đến sự việc, gọi là vật chứng, có thể là những đồ vật liên quan với những người dính líu đến sự việc (như hung khí, quần áo, đồ dùng...) hoặc mang dấu vết của sự việc (như dấu vân tay, các vết chém hay vết cháy trên các đồ vật, ...), hay là những hình ảnh hoặc âm thanh được ghi lại khi sự việc xẩy ra, hay là kết quả xét nghiệm AND, v.v. Khi có sự chối cãi của bị cáo thì Tòa án mời các chứng nhân ra để trình bày lại các chứng cứ một cách cụ thể hơn. Theo Tân hiện đại Hán ngữ từ điển (Kiêm tác Hán – Anh từ điển) của Trung Quốc do Vương Đồng Ức chủ biên thì chứng nhân (証人) = witness = 证明案件事实的人 = người chứng minh sự thực trong vụ án; và nhân chứng (人証) =.testimony of a witness = 诉讼时以人的陈述为证据 (区別于物证) = việc lấy lời kể của con người để làm chứng cứ trong vụ kiện cáo (phân biệt với vật chứng).
Trong những từ chỉ người mà có hai từ tố, trong đó có từ tố nhân 人 thì từ tố nhân人luôn luôn đứng sau. Nguyên tắc cấu tạo từ trong Hán ngữ đòi hỏi như vậy. Ví dụ: văn nhân (= nhà văn), thi nhân (= nhà thơ), mỹ nhân (= người đẹp), yếu nhân (= nhân vật quan trọng), tội nhân (= người có tội), phạm nhân (người phạm pháp), tù nhân (= người tù), dị nhân (= người khác thường), v.v. Lẽ nào nhân chứng cũng là chứng nhân, như lời giảng của nhà giáo Nguyễn Lân?
Theo nguyên tắc đó thì phải phân biệt giữa tình nhân (= người tình, người yêu) và nhân tình (= tình người, tức là tình cảm của con người, là mối quan hệ tốt đẹp giữa mọi người với nhau, là thiện ý củn con). Vậy mà Từ điển từ và ngữ Việt Nam đã giải thích như sau:
nhân tình dt (H. nhân: người; tình: tình cảm) 1. Người yêu; 2. Tình cảnh của con người.
Cũng theo từ điển của Nguyễn Lân thì tình cảnh = tình hình và cảnh ngộ thường có khó khăn Cả hai nghĩa này đều sai, và định nghĩa như vậy về từ tình cảnh cũng sai.
Đành rằng, hiện nay rất nhiều người và cả trên sách báo, đài phát thanh, đài truyền hình... thường nói sai, viết sai và hiểu sai các từ nhân chứng và nhân tình, cho rằng nhân chứng nghĩa là người làm chứng và nhân tình nghĩa là người yêu. Nhưng đó là sự hiểu sai, viết sai, nói sai, cùng một dạng sai giống như ở trường hợp hiểu, nói và viết yếu điểm thay cho điểm yếu mà nhà giáo Nguyễn Lân đã cực lực phê phán, vậy mà ông vẫn mắc phải.
Theo lời nhà báo Hàm Châu, nhà giáo Nguyễn Lân biên soạn Từ điển từ và ngữ Việt nam để giúp các bạn trẻ hiểu những từ ngữ cổ và khó “khi đọc các áng văn, thơ cổ như thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán, Phan Trần,...”. Tưởng chừng đây là ý tưởng lành mạnh, tích cực của một soạn giả rất thông thái. Nhưng sự thực hoàn toàn không phải như vậy. Ví dụ, ở từ cửa viên, ông đã giải thích, nguyên văn như sau ;
cửa viên: dt (Dịch từ chữ Hán: Viên môn) Nơi đóng quân của một vị tướng (cũ) : Điểm danh trước đã chực ngoài cửa viên (K).
Ghi chú: dt = danh từ; (K) = Truyện Kiều. Danh từ cửa viêncòn xuất hiện trong Truyện Kiều ở câu 2380 (Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào) và câu 2512 (Đại quan lễ phục ra đầu cửa viên)
Ở từ viên môn (không có trong Từ điển từ và ngữ Hán – Viêt, chỉ có trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam) soạn giả giải thích; viên = người giữ chức vụ; môn = cửa; viên môn = dinh một ông tướng. Rồi ông đưa ra một câu ví dụ: Lệnh truyền đi từ viên môn vị tướng.
Không đúng. Theo từ điển Từ nguyên, Chữ viên 轅ở đây (có tự dạng và nghĩa khác chữ viên 員 để chỉ người) nghĩa là bộ càng xe gồm hai thanh gỗ dài gắn ở phía trước chiếc xe lớn để cho ngựa kéo. Thời xưa, ở Trung quốc, các bậc đế vương đi xem xét ở các địa phương, khi nghỉ lại thì xếp xe xung qunh làm hàng rào, chừa một lối để ra vào, hai bên cho xe chổng càng lên để làm cổng, cổng ấy gọi là Viên môn 轅 門.Về sau, cổng dinh của các quan lớn hoặc của các ông tướng cũng được gọi là viên môn. Từ “cửa viên” ở các câu thơ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều nghĩa là cái cổng ở dinh của ông tướng tại nơi đóng quân.
Từ viễn phố (trong câu thơ của Bà huyện Thanh quan: Gác mái, ngư ông về viễn phố) đã được nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân đã giảng giải rằng, viễnlà xa; phố là chỗ bán hàng và viễn phố = chỗ bán hàng ở xa. Đến đây thì không thể nào tưởng tượng nổi sự thông thái của “Giáo sư” Nguyễn Lân nữa rồi. Bà Huyện Thanh Quan sử dụng chữ phố浦nghĩa là cửa sông hoặc bến sông chứ không phải phố 鋪 là cửa hàng. Viễn phố 遠 浦nghĩa là bến sông ở xa. Nếu Bà sống lại thì cả ông Nguyễn Lân và cả Nhà xuất bản đã ấn hành từ điển của ông đều khó mà tránh khỏi sự trách mắng.
Không những Bà Huyện Thanh Quan mà cả “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng không thể tha thứ cho nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân về tội xuyên tạc thơ của bà do viết sai chính tả. Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, ở mục từ chiêu mộ. ông giải thích: chiêu mộ dt(H. chiêu: sơm; mộ: tối) = Sáng và tối. Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng (HXHương). Nữ sĩ Hồ Xuân Hương chỉ có thể nói: Ba hồi triêu mộchuông gầm sóng, bởi vì trong Hán ngữ, phải là chữ triêu朝mới có nghĩa là sáng sớm.
Nhà giáo Nguyễn Lân luôn luôn tự nhận mình là kẻ suốt đời “bảo vệ sự trong sáng của tiếng Viêt” lại chính ông lại xuyên tạc, phá hoại tiếng Việt một cách thường xuyên và thô bạo nhất.
1. Sự trái ngược giữalời dạy và việc làm của nhà giáo Nguyễn Lân
Tại trang 64 – 65 trong quyển Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa (Nxb Sự thật, Hà Nội,1960), nhà giáo Nguyễn Lân đã viết:
Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa chỉ học tập chủ nghĩa Mác-Lênin không, không đủ! Công việc chính của người thầy giáo là giảng dạy, là vũ trang cho học sinh những tri thức khoa học tiên tiến nhất, để hình thành ở họ thế giới quan khoa học, để, trên cơ sở những tri thức đó, xây dựng cho họ những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho đời sống. Vậy, dạy môn nào, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa phải nắm vững bộ môn ấy. Nếu dạy một không thể biết mười thì ít nhất người thầy giáo cũng phải biết hai, ba chứ dạy bài nào mà chỉ biết bài ấy thì thực là nguy hiểm, vì không những chẳng giải đáp được thắc mắc của học sinh mà lại còn dế dàng nói sai sự thật và phản lại khoa học. Ta nên nhớ rằng mỗi lời thầy giáo nói ra là bốn, năm chục học sinh chú ý nghe; thầy dạy một điều sai là bốn năm chục bộ óc bị đầu độc; như thế thì không những đã chẳng dạy được gì thêm, lại còn khiến học sinh có những khái niệm không đúng cần phải gột rửa đi nữa.
Ngoài bộ môn mình phụ trách, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa còn phải nắm được các bộ môn khác nữa: tối thiểu, trình độ văn hóa phổ thông của người thầy giáo, về mọi ngành tri thức, phải không được thấp hơn trình độ học sinh ở cấp mình giảng dạy. Thí dụ, một giáo viên về Việt văn ở lớp tám ít ra cũng phải nắm được những bộ môn khoa học tự nhiên của cấp III; có như thế thì khi giảng dạy Việt văn mới có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể.
Hơn nữa, người thầy giáo xã hội chủ nghĩa lại còn phải tìm hiểu những phát minh mới nhất của nhân loại, còn phải tìm đọc những tác phẩm hay nhất mới xuất bản. Thí dụ; một giáo sư về sử học không thể ỷ vào môn học của mình dạy mà chẳng biết gì đến năng lượng nguyên tử, đến vệ tinh nhân tạo, đến tên lửa vũ trụ; một giáo sư về toán học không thể chẳng biết gì đến quyển tiểu thuyết hay nhất trong nước hay là ở các nước bạn.
Cho nên vai trò của người thầy giáo trong nhà trường và trong xã hội đòi hỏi một vốn tri thức càng ngày càng phong phú hơn, càng ngày càng mới hơn.
Thật là những lời vàng ngọc. Nếu mọi thầy giáo đặt cho mình nhiệm vụ luôn luôn học hỏi để nâng cao kiến thức nhằm phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy như lời của nhà giáo Nguyễn Lân thì chất lượng giáo dục trong nhà trường hẳn là không thể chê vào đâu được. Có lẽ ngoài nhà giáo Nguyễn Lân thì chẳng thầy giáo nào nghĩ được , viết được và dám viết những lời như thế.
Nhưng, mọi người phải thất vọng biết bao khi đọc những định nghĩa hay những lời chú giải ở nhiều từ ngữ thuộc các bộ môn toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, lịch sử ... trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam của ông. Xin nêu một số chứng cứ trên “giấy trắng mực đen”. Ở mỗi từ, câu định nghĩa của nhà giáo Nguyễn Lân sẽ được gạch dưới, và câu ví dụ của ông sẽ được ghi bằng chữ nghiêng. Tiếp đó là nhận xét của người viết bài này.
● Ấu trùng = uĐộng vật nhỏ ở thời kỳ mới sinh Ấu trùng của chuồn chuồn; v ttMới đẻ. Rằng con đương độ ấu trùng, xa xôi non nước lạ lùng biết sao. (Trê cóc). Không phải động vật nhỏ nào cũng sinh ra ấu trùng. Định nghĩa như vậy thì quá mù mờ và dẫn đến sự hiểu sai. Ít nhất cũng phải nêu được mấy ý như sau: Ấu trùng là dạng tự do mới ra khỏi trứng của một số động vật cấp thấp như côn trùng, ếch nhái, và phải trải qua thời kỳ biến thái mới đạt đến dạng trưởng thành. Ấu trùng bao giờ cũng chỉ là danh từ, không phải là tính từ với nghĩa là mới đẻ . Cái trứng cóc đã nở ra ấu trùng cóc đầy thôi.
● Ðịa Trung Hải = Biển ở giữa lục địa. Biển Ca-xpiên là một địa trung hải. Đành rằng, Địa Trung Hải nghĩa là biển ở trong lục địa., nhưng nhóm từ này đã trở thành tên riêng để chỉ một biển có diện tích 25 triệu kilomet vuông, nằm ở phía nam Châu Âu, phía bắc Châu Phi, phía tây Châu Á, thông với Ðại Tây Dương qua eo biển Gibraltar và thông với Biển Ðỏ qua kênh đào Suez Soạn giả đã đã không nói đến Ðịa Trung Hải với tư cách một địa danh rất quan trọng trên bản đồ thế giới, mà đã biến danh từ riêng này thành một danh từ chung, với nghĩa là cái hồ lớn!
● Đô hộ = Thống trị và áp bức bóc lột. Trong gần một trăm năm, nước ta ở dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Không đúng. Trong từ này, theo từ điển Từ hải, đô 都 nghĩa là toàn bộ; hộ 護 nghĩa là bảo vệ, là trông nom. Theo từ điển Từ hải, đô hộ nghĩa là tổng giám, tức là giám sát toàn bộ. Đó là tên một chức quan. Hán Tuyên Đế (ở ngôi từ 74 đến năm 49 TCN) thiết lập chức Tây vực Đô hộ, là chức trưởng quan cao nhất ở vùng Tây vực. Nhà Đường đặt các chức An Đông đô hộ, An Tây đô hộ, An Bắc đô hộc, và An Nam đô hộ, là viên quan cao nhất thống trị nước ta. Do đó, trong tiếng Việt, từ đô hộ được hiểu là thống trị. Nhưng, là người biên soạn từ điển từng nhấn mạnh việc « chú giải từ tố » và « giải thích từ nguyên » thì không thể giải thích tùy tiện.
● Đồng điếu dt = Đồng nguyên chất màu đỏ. Tiếc thay hạt gạo tám xoan, thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà (cd). Không đúng. Đồng điếu là một hợp kim tự nhiêncủa đồng, mà thành phần phới hợp quan trọng nhất là thiếc, và có thể có nhiều nguyên tố khác nhưng không có kẽm. Gọi là hợp kim tự nhiên là vì thành phần của nó đượcj quyết định bởi kinh nghiệm pha trộn loại quặng chứa đồng và loại quặng chứa thiếc, còn các thành phần khác thì người ta không thể biết và không thể điều chỉnh được. Đây là một trong hai dạng hợp kim của đồng được sử dụng rộng rãi trong đời sống từ xa xưa đến ngày nay, có đặc điểm là cứng và dễ đúc. Dạng hợp kim kia gọi là đồng thau thì không chứa thiếc mà lại chứa kẽm, có đặc tính là dễ dát mỏng vì mềm dẻo, thường dùng để làm chậu, làm mâm nhưng không thể đúc được vì khi nung chảy thì nios rất quánh, rất khó chảy vào các ngóc ngách của khuôn đúc. Câu ca dao mà ông Nguyễn Lân nêu ra cũng cho thấy rằng, đồng điếu là một sản phẩm mà dân gian đã sử dụng từ lâu, khi mà người ta chưa hề có các khái niệm về đơn chất, hợp chất, về các nguyên tố, v.v.. khi mà trình độ luyện kim còn hết sức thô sơ, làm sao có thể nghĩ đến cái gì nguyên chất hay không nguyên chất. Từ khi biết sử dụng phương pháp điện phân (cuối thé kỷ 19, ở Pháp), các nhà bác học mới biết cách tinh luyện đồng tương đối nguyên chất. Ở Việt Nam hiện nay (đầu thế kỷ 21) vẫn chưa có nơi nào tinh chế được đồng nguyên chất (may ra chỉ có mô huinhf trong phòng thí nghiệm). Định nghĩa do nhà giáo Nguyễn Lân đưa ra là hoàn toàn sai, nhưng điều đáng buồn hơn là, nó chứng tỏ rằng, ngưởi đưa rs định nghĩa đó thiếu hẳn sự hiểu biết về lịch sử phát triển của nền văn minh nhân loại.
● Giám quốc = Từ cũ chỉ tổng thống một nước cộng hòa tư sản . Hồi đó Clémenceau mật chức giám quốc nước Pháp. Định nghĩa này rất sai và chứng tỏ rằng soạn giả vừa kém tiếng Việt vừa kém hiểu biết về lịch sử. Cứ dựa theo các từ tố (giám = trông coi ; quốc = nước, quốc gia) thì cũng đủ hiểu rằng, Giám quốc là người cầm quyền ở một nước quân chủ thay nhà vua (khi vua vắng mặt). Từ điển Từ nguyên của Trung Quốc .cũng định nghĩa như thế. Cũng có trường hợp, vua mới lên ngôi còn quá nhỏ thì Hoàng tộc cũng chọn một người làm giám quốc. Ví dụ, năm 1908, Phổ Nghi lên ngôi vua nhà Thanh khi mới hai tuổi, Hoàng tộc đã cử cha của ông ta là Tải Thuần làm giám quốc. Ở nước ta cũng đã từng có chức giám quốc. Cuối năm 1787, Vũ Văn Nhậm theo lệnh của Nguyễn Huệ ra bắc giết Nguyễn Hữu Chỉnh rồi lập Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận (con vua Lê Hiển Tông, chú của Lê Chiêu Thống) làm giám quốc vì Lê Chiêu Thống đã chạy khỏi kinh thành để cầu viện quân Thanh. Khi Nguyễn Huệ ra bắc giết Vũ Văn Nhậm, ông vẫn để Lê Duy Cận làm giám quốc. Mặc dầu trước đây cũng có người gọi tổng thống nước Pháp là giám quốc vì họ chưa biết từ tổng thống. Trong Từ điển từ và ngữ Hán – Việt, soạn giả Nguyễn Lân còn viết rằng, Ngày nay người ta dùng từ tổng thống để thay từ giám quốc. Thử hỏi, có thể gọi Tải Thuần hay Lê Duy Cận là tổng thống hay không ?
● Ngọc tỉ = Ấn của nhà vua. .Bảo Đại đã giao ngọc tỉ cho đại diện của chính phủ cách mạng, khi tuyên bố thoái vị, Soạn giả Nguyễn Lân chú giải: tỉ = cái ấn. Nếu thế thì ngọc tỉ là cái ấn bằng ngọc, dù là của ai cũng vậy chứ không phải chỉ của nhà vua. Theo từ điển Từ nguyên thì từ thời Tần – Hán về sau, chỉ riêng cái ấn của Hoàng đế mới gọi là tỉ 璽, và ngọc tỉnghĩa là Hoàng đế chi ngọc ấn, tức là ấn bằng ngọc của hoàng đế. Đã là từ điển, lại có chú giải từ tố thì phải chính xác, nên phải giải thích: tỉ là cái ấn của Hoàng đế, ngọc tỉ là cái ấn bằng ngọc của Hoàng đế. Trong lịch sử Việt Nam chưa thấy ở đâu nói đến ngọc tỉ. Hoàng đế Bảo Đại chỉ có cái ấn bằng vàng, không hề có ấn ngọc, sao ông có thể giao ngọc tỉ cho đại diện của chính phủ cách mạng.
● Nhãn áp = Áp suất của máu ở mắt. Sai hết sức nghiêm trọng. Nhãn áp là áp suất trong nhãn cầu, Nên nhớ rằng, nhãn cầu (ocular bulb, globe oculaire) không chứa máu mà chứa một chất lỏng trong suốt, cho nên cũng có thể nói: Nhãn áp là áp suất của chất lỏng trong nhãn cầu.
● Nhiệt hạch dt = nhiệt phát ra từ sự phá hủy hạt nhân nguyên tử . Nhiệt hạch là một nguồn năng lượng rất lớn. Sai nghiêm trọng! Nhiệt hạch là một từ được sử dụng ở Trung Quốc và Việt Nam để dịch từ thermonuclear trong tiếng Anh hoặc thermonucléaire trong tiếng Pháp, nghĩa là liên quan với quá trình kết hợp hạt nhân của các nguyên tố nhẹ ở nhiệt độ rất cao . Đó là một tính từ (chứ không phải là danh từ như ông Nguyễn Lân đã dạy) để tạo thành các từ phức hợp như năng lượng nhiệt hạch, vũ khí nhiệt hạch, chiến tranh nhiệt hạch, v.v.
● Phức số = Số tính không theo hệ thập phân. Số giờ tình ra phút là một phức số. Sai hoàn toàn. (Sai như thế nào, xin mời quý vị xem ở từ Số phức ở dưới đây. Phức số cũng chính là Số phức. Các từ tố phức vá số tuy cố nguồn gốc từ Hán ngữ nhưng đã Viêt hóa hoàn toàn nên chúng có thể ghép với nhau theo trật tự của Việt ngữ thì thành ra từ số phức, nếu theo trật tự của Hán ngữ thì thành ra từ phức số). Số đếm không theo hệ thập phân có thể là số nhị phân, số tam phân, v.v., cách gọi tên phụ thuộc vào cơ số của hệ đếm, tùy từng trường hợp. Số đếm giờ, phút và giây được tính theo hệ lục thập phân.
● Số phức = Tổng của một số thực và một số ảo. 6 giờ 20 phút 12 giây là một số phức . Câu định nghĩa tuy không sai nhưng chưa đầy đủ và không chặt chẽ. Phải định nghĩa như sau: Số phức(hay phức số) là một số có dạng X = A + Bi, trong đó, A và B là những só thực, i gọi là đơn vị ảo; i2 = - 1. Còn câu ví dụ thì sai hoàn toàn và không liên quan gì với câu định nghĩa. Điều đó chứng tỏ rằng soạn giả chỉ biết nhặt nhạnh sao chép của người khác mà không hiểu gì cả. Bởi vậy, tuy từ phức số cũng là một cách gọi khác của từ số phức nhưng lại được soạn giả gán cho một định nghĩa và một ví dụ khác hẳn.
● Số thực = Số dương hoặc số âm biểu thị bằng một số thập phân vô hạn. Số hữu tỉ hay số vô tỉ đều là số thực. Vậy thì các số nguyên không phải là số thực hay sao? Định nghĩa như thế không đúng, mà phải nói rằng: Số thực là tên gọi chung của tất cả các số hữu tỉ và số vô tỉ., phân biệt với số ảo. Một điều đáng chú ý là, trong Từ điển t ừ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân nói đến số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực, số phức nhưng không nhắc đến số ảo. Vì sao? Vì ông không hiểu gì về các loại số trong toán học..
● Số vô tỉ = Số không thể biểu diễn được dưới dạng một số nguyên hay một phân số. a2 là một số vô tỉ. Định nghĩavề số vô tỉ như thế thì không sai nhưng ví dụ thì chẳng liên quan gì với định nghĩa, và sai hoàn toàn, chứng tỏ soạn giả chỉ biết sao chép mà hoàn toàn không hiểu gì cả. Số vô tỉ là số mà nếu viết dưới dạng phân số thập phân thì sẽ là một số vô hạn không tuần hoàn, ví dụ: √2 = 1, 414 213562373095.....; số pi : π = 3,14159 26535 89793 23846..., là những số vô tỷ.
● Thạch anh (thạch: đá; anh; tốt đẹp) = khoáng chất dạng kết tinh, trông óng ánh. Vách hang lấp lánh như thạch anh. Định nghĩa như vậy quá mơ hồ, không nêu được những tính chất đặc trưng của thạch anh để phân biệt với các khoáng vật khác. Câu ví dụ cũng rất gượng ép. Có thể định nghĩa ngắn gọn như sau: thạch anh = dạng kết tinh phổ biến của oxid silic SiO2, trong suốt, không màu hoặc có các màu nhạt, rất cứng và giòn, là thành phần cấu tạo chủ yếu của các loại đá kết tinh (như đá hoa cương...), của một số đá trầm tích (như sa thạch...) và của đa số các loại cát.
● Thạch tín (thạch: đá; tín: tin) = Hợp chất của a-xen chứa nhiều chất độc. Thạch tín thường được goi là nhân ngôn. Định nghĩa này không ổn. Trước hết, đây là một khoáng vật, dạng bột. Nó là một chất độc chứ không phải chứa nhiều chất độc. Nếu chú giải rằng, thạch nghĩa là đá, tín nghĩa là tin, rồi coi đó là việc giải thích từ nguyên thì thật là chướng, bởi vì như vây thì hai từ tố đó chẳng nói lên điều gì cả, thà đừng cắt nghĩa các từ tố còn hơn. Trong Hán ngữ không có từ thạch tín mà chỉ có từ tín thạch. Tín thạch信石 là một khoáng vật dạng bột, màu trằng, không có mùi, có công thức là As2O3, tức là trioxid arsenic, rất độc, có thể làm chết người. Gọi là tín thạch vì nó được tìm thấy ở Tín Châu, thuộc tỉnh Giang Tây ở Trung Quốc, được sử dụng trong Đông y để điều trị ung nhọt, viêm loét, chữa các chứng cam tẩu mã, hen suyễn..., thường gọi tắt là tín 信. Chữ tín 信vốn được cấu tạo từ chữ nhân 亻(biền thể của chữ 人 , nghĩa là người) và chữ ngôn 言 nghĩa là lời nói. Nhân ngôn nghĩa là lời bàn tán của người đời (nhiều khi không đúng sự thật và rất nguy hiểm). Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: Nhânngôn khả úy, nghía là lời bàn tán của người đời rất đáng sợ (không kém gì tín thạch, tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng có thể làm chết người). Vì vậy, người Trung Quốc đã “chơi chữ”, gọi tín thạch là nhân ngôn. Về từ này, trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, soạn giả Nguyễn Lân viết: nhân ngôn = Một thứ thuốc độc màu vàng. Nhân ngôn cũng có tên là thạch tín. Định nghĩa như vậy thì quá mơ hồ. Nếu soạn giả có kiến thức vững vàng thì phải viết: Nhân ngôn = lời bàn tán (hoặc dư luận) của người đời, tuy cần tham khảo nhưng nhiều khi khác xa sự thật, phải thận trọng Từ nhân ngôn còn được dùng để chỉ chất tín thạch (mà ở nước ta quen gọi là thạch tín).
● Vi điện tử dt (H. vi; nhỏ bé; điện: điện; tử; hạt) = Hạt điện tử cực nhỏ. Hoàn toàn sai. Không có hạt nào có tên là vi điện tử. Điện tử, hay electron là một hạt cơ bản mang điện tích âm, có khối lượng m = 9,10938291(40)×10−28 g, mangđiện tích e =
−1.602176565(35)×10−19 C. M
ọi điện từ đều có khối lượng như nhau và điện tích như nhau. Thuật ngữ vi điện tử không phải là một danh từ (như soạn giả đã ngộ nhận), mà là một tính từ, tương ứng với từ mocroelectronic trong tiếng Anh hoặc từ microélectronique trong tiếng Pháp, thể hiên mối liên quan đến việc chế tạo hay lắp ghép các linh kiện điện tử rất nhỏ. Ví dụ: mạch vi điện tử, thiết bị bi vi điện tử.
Những thí dụ trên đây chứng tỏ rằng, kiến thức của nhà giáo Nguyễn Lân về mọi lĩnh vực khoa học thường thức chưa đạt đến trình độ trung học, hoàn toàn trái ngược với đòi hỏi của ông đối với một giảng viên đại học. .
1. Biết khuyên răn dạy dỗ người khác nhưng không biết nhìn lại mình.
Nếu người thầy giáo thuyết giảng cho học sinh. những điều mà chính mình cũng chưa hiểu thì thật là nguy hại, Phải nói rằng, người đó không đủ tư cách làm thầy giáo, không phải là người đứng đắn tử tế mà chỉ là kẻ hợm hĩnh liều lĩnh vô trách nhiệm, thậm chí, chỉ là một kẻ lừa đảo. Nhà giáo Nguyễn Lân biết rõ điều đó nên ông luôn luôn căn dặn con cái phải tránh thói xấu ấy.
Trong bải Bữa cơm trưa ở nhà mình, cô giáo Trần Thảo Nguyên (giảng viên Học viện Ngân hàng, là con dâu của ông) đã kể lại lời dạy của nhà giáo Nguyễn Lân đối với cô : « Con làm cô giáo thì phải nhớ là dù một chữ chưa hiểu cũng phải đọc, phải hỏi cho thật hiểu mới được dạy cho học trò, óc trẻ con như trang giấy trắng, con vẽ sai lên đó làm sao tẩy sạch được. Rồi ba giảng giải, muốn tìm hiểu một vấn đề gì thì phải hiểu cả lịch sử, cả hoàn cảnh cụ thể của nó.. ».
(trong sách Vinh quang nghề thầy, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2004, trang 382).
Lời khuyên răn của nhà giáo Nguyễn Lân hoàn toàn đúng đối với tất cả những ai muốn trở thành con người có tri thức và có đạo đức chứ không phải chỉ riêng đối với người dạy học.
PGS TS Nguyễn Lân Cường kể lại :
Cách đây 9 năm (so với năm 2004 – TG chú), tôi được bầu làm Chủ tịch Công đoàn của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia – nơi có hơn 1300 cán bộ công tác thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội. Vừa mừng, vừa phấn khởi vì lần đầu tiên trong đời được đảm nhận một công tác xã hội khá lớn nên vội về nhà khoe với cụ. Ba tôi nói: “Cái khó nhất trong cách đối xử ở đời là biết mình đang ở vị trí nào. Con đừng quên rằng, một người giỏi lắm thì cũng đi sâu được một hai chuyên môn. Vì vậy, phải luôn coi người khác là thầy của mình về những chuyên ngành khác.”.Lời căn dặn ấy của Ba tôi luôn là lời nhắc nhở anh em chúng tôi, nhưng không phải dễ gì thực hiện được lời cụ dạy.
(Vinh quang nghề thầy, trang 369, trong bài Xin gắng theo được một phần của Ba)
Phải chăng, khi nói những lời trên đây, nhà giáo Nguyễn Lân đã nghĩ đến lời dạy của Khổng từ đối với Tử Lộ mà có lễ hồi trước ông đã được học:‘Biết cái gì thì nhận là biết, không biết cái gì thì nhận là không biết, như thế là biết vậy”.(”知之為知之,不知為不知,是知也。Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”) Những lời răn dạy của ông đối với con cái có thể quy thành nguyên tắc: Không được dạy những điều mà mình chưa hiểu rõ ; muốn vậy thì phải biết rõ phạm vi kiến thức của mình Trong cuộc đời dạy học, hẳn là ông đã nhiều lần dạy bảo các thế hệ học trò những điều này..
Nhìn lại những quyển từ điển do nhà giáo Nguyễn Lân biên soạn, người ta thấy rằng ông đã lên giọng giảng giải vô số điều mà ông không hiểu. Hiện tại chưa thể biết là ông đã giảng sai bao nhiêu từ ngữ tiếng Việt, nhưng chắc chắn rằng con số đó lớn gấp nhiều lần so với những gì đã được một số tác giả vạch ra và công bố trên báo chí.. Số lượng sai lầm nhiều không thể kể hết. Trong bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Viêt (xin lưy ý, trên mạng Internet hiện nay có hai bài mang tiêu đề này, ở đây muốn nói đến bài dài hơn 50 000 chữ chứ không phải bài ngắn chừng 5 000 chữ), tác giả đã vạch ra 200 từ ngữ bị giảng sai, nhưng đó chỉ mới là một phần nhỏ trong rất nhiều từ ngữ bị giảng sai ở cuốn Từ điển từ và ngữ Hán- Việt, nghĩa là một phần nhò ở những từ ngữ có gốc Hán mà thôi. Trong một từ, nhiều khi soạn giả Nguyễn Lân đã phạm hai hoặc ba, bốn sai lầm: sai lầm ở việc giảng nghĩa của từ, sai lầm khi chú giải các từ tố, sai lầm ở ví dụ minh họa, v.v. Ngay ở 200 từ ngữ bị giảng sai mà bài Hai quyển từ điển rất có hại cho tiếng Viêt đã vạch ra thì số sai lầm không phải chì là 200. Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam(2111 trang, có dung lượng gấp 2,5 lần so với Từ điển từ và ngữ Hán – Việt), số sai lầm có thể lên đến hàng ngàn, bởi vì ông còn giảng sai vô số từ và thành ngữ được coi là “thuần Việt” (không có gốc Hán). Các cuốn Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Từ điển thành ngư, tục ngữ Việt – Pháp của Nguyễn Lân đều chứa vô số sai lầm mà các tác giả Huệ Thiên và Nguyễn Văn Điện đã vạch ra. Nếu ai đó muốn viết một luận văn về hiện tượng hiểu sai và giảng nghĩa sai tiếng Việt thì Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân là một nguồn dữ liệu rất phong phú vì nó cho thấy quá nhiều sai lầm đủ các chủng loại, thể hiện trên “giấy trắng mực đen”. Trong số 5 cuốn từ điển do ồng Nguyễn Lân biên soạn một mình (đó là: u Từ điển từ và ngữ Việt Nam, vTừ điển từ và ngữ Hán-Việt, w Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, x Từ diển thành ngữ, tục ngữ Việt- Pháp, yTừ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp - Viêt) thì các quyển u, v, w đã bị Huệ Thiên và Lê Mạnh Chiến phê phán từ lâu mà không ai có thể phản bác, và gần đây lại có thêm hàng loạt bài phê phán rất đáng chú ý của Hoàng Tuấn Công. Quyển x cũng chứa rất nhiều sai lầm và đã bị ông Nguyễn Văn Điện phê phán trên tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1(66)/2008 trong bài Về cuốn Từ điển của Nguyễn Lân. Chỉ riêng cuốn y là chưa có bài phê phán nhưng thực tế đã cho thấy rằng nhà giáo Nguyễn Lân vốn rất yếu kém về tiếng Việt nên chắc chắn rằng quyển Từ điển thành ngữ, tục ngữ Pháp – Viêt ấy cũng không thể tránh khỏi vô số sai lầm, chẳng cần phải xem xét nữa.
Về lý thuyết, nhà giáo Nguyễn Lân đã khuyên răn con mình và dạy học trò hai điều rất hệ trọng, rất đúng đắn. Nhưng trong việc làm cụ thể, chính ông đã phản lại những lời dạy của mình. Đó là vì ông đã không có năng lực tra cứu, chỉ nhặt nhạnh kiến thức trên sách báo một cách không có hệ thống, nhưng lại nghĩ rằng mình đã quá giỏi, đủ sức để dạy dỗ mọi người, do không nắm được những tri thức phổ thông cơ bản nhất. Ông đã hăm hở “chú giải từ tố” và “giải thích từ nguyên” ở những từ ngữ có gốc Hán, mà muốn thực hiện điều đó thì phải tra cứu được các bộ đại từ điển Hán ngữ, mà phải tra cứu rất nhiều sách, nhưng trước hết là phải nắm rất vững những tri thức cơ bản ở mức cao hơn hẳn bậc trung học. Hình như ông không nghĩ đến điều đó, và ông cũng không biết rằng, kiến thức của ông về mọi phương diện, về toán học, vật lý học, hóa học, sinh vật học, lịch sử, địa lý... đều chưa đạt ngưỡng trung học. Những ví dụ vừa nêu trên đây đã chứng tỏ điều đó. Tuy ông đọc được tiếng Pháp nhưng không sử dụng được các từ điển của Pháp vào việc biên soạn từ điển tiếng Việt. Không phải ông chỉ bế tắc về thuật ngữ khoa học trong tiếng Pháp, mà chủ yếu là bế tắc ngay ở tri thức phổ thông về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. thường thức. Khi đã không hiểu được các khái niệm khoa học thì dẫu đọc bằng tiếng Việt cũng chẳng hiểu, huống chi là đọc tiếng Pháp. Những thí dụ về nhiều sai lầm của ông mà quý vị độc giả đã thấy trong bài này đã quá đủ để khẳng định điều đó. Nếu sử dụng được từ điển của Pháp thì một loạt thuật ngữ khoa học tự nhiên trên đây sẽ được định nghĩa một cách dễ dàng. Không đọc được chữ Hán mà lại dám nhận lấy việc “chú giải từ tố” và “giải thích từ nguyên” của các từ ngữ gốc Hán thì thật là quá liều lĩnh. Việc này còn khó khăn và phức tạp hơn việc đọc tiếng Pháp rất nhiều. Cứ nhìn vào việc giải thích từ nguyên của các từ viên môn hay thạch tín trên kia thì đủ thấy rằng, cái việc “giải thích từ nguyên” và “chú giải từ tố” của các từ ngữ gốc Hán chẳng dễ chút nào.
Không phải ông chỉ phạm sai lầm ở những từ ngữ gốc Hán mà thôi. Vô số từ được coi là “thuần Việt” cũng bị ông giảng sai, rất nhiều thành ngữ, tục ngữ cũng bị ông giảng sai. Độc giả nào muốn kiểm chứng, hãy đọc các bài Đọc lướt Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân và Những chỗ sai khó ngờ trong «Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam» của Nguyễn Lân (của Huệ Thiên) hay các bài gần đây của Hoàng Tuấn Công (Từ điển từ và ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân, mục chữ cái nào cũng có sai sót; Những sai lầm mang tính hệ thống trong “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam” của GS Nguyễn Lân; Thử lý giải những sai sót để đời của Nhà biên soạn từ điển – GS Nguyễn Lân, và v.v.) thì sẽ thấy vố số sai lầm thật khó tưởng tượng.
Nhà giáo Nguyễn Lân đã nhầm to khi “dấn thân” vào lĩnh vực từ điển. Trong lĩnh vực này, ông thực sự là người yếu kém nhất, với những lỗ hổng kiến thức không thể khắc phục.
2. Lời giảng sai vẫn được ca ngợi là “nhất tự thiên kim”
Trong hơn 100 bài ca ngợi tài đức tuyệt vời vô song của nhà giáo Nguyễn Lân được đăng tải trong cuốn sách Vinh quang nghề thầy cùng hai tập Ký yếu Hội thảo GS NGND Nguyễn Lân với sự nghiệp trồng người (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) và Kỷ yếu Hội thảo NGND Gs Nguyễn Lân - cuộc đời và sự nghiệp (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2013), hầu như tất cả mọi bài đều lặp đi lặp lại một số ý kiến dựa trên cảm tính, thiếu hẳn những dẫn chứng cụ thể đáng tin cậy vầ có sữc thuyết phục. Chỉ có vài đoạn có vẻ như đã đưa ra được dẫn chứng về công lao và trí tuệ kiệt xuất của nhà giáo Nguyễn Lân. Thứ nhất là đoạn nói về Từ điển từ và ngữ Việt Nam trong bài Nguyễn Lân và “mùa thu vàng” sáng tạo của nhà báo Hàm Châu mà độc giả đã biết. Thứ hai là câu chuyện sau đây trong bài Giáo sư Nguyễn Lân – Nhà sử học thân yêu của chúng ta (trong Ký yếu Hội thảo NGND GS Nguyễn Lân, cuộc đời và sự nghiệp)
Tác giả bài ấy kể:
Ngày ấy, vào những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi có được cuốn sách nhỏ Những đề nghị cài cách của Nguyễn Trường tộ cuối thế kỷ XIX (viết chung với Đặng Huy Vận, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1962), đem đến kính biếu Thầy, gọi là quả bói đầu mùa – công trình khoa học của người học trò đã được Thầy gợi ý và chỉ bảo tận tình. Sau khi đọc xong, Thầy đã viết thư cảm ơn (một lần nữa) và đề nghị chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu “nhà cách tân lỗi lạc và yêu nước nhiệt thành “ này. Rồi mấy năm sau, khi có dịp trở lại quê hương Nguyễn Trường Tộ, đến thắp hương nơi khu mộ của ông (khu mộ mà chính thầy đã xuất tiền ra xây nên từ năm 1942), tôi thấy ở đôi câu đối khắc bên mộ, lâu ngày có một chữ Hán ở về bên trái bị lở sứt, có thể đọc lầm lẫn là chữ cơhoặc thân:
Nhất thất túc thành thiên cổ hận
Tái đầu hồi thị bach niên cơ(thân)
(Một lần sẩy chân ân hận (đến) ngàn đời / Quay đầu trở lại, cơ đồ (đã) trăm năm.)
hoặc: Một lần sẩy chân ngàn năm ân hận / Quay đầu lại đã trăm năm thân mình.
Kể ra, “thân” với “cơ” đều có nghĩa (hợp lý), vì thế, có nhiều người đã nói chữ sứt lở đó là chữ thân (và ngay đến giờ đây, trong tập sach Vinh quang nghề thầy, anh bạn Trường Phước vẫn viết là thân).
Nhưng tôi nghĩ chữ thân có lẽ không thỏa đáng, đến hỏi Thầy và đã được Thầy giảng giải cho thật cặn kẽ cả nghĩa gốc của chữ cơ: cơ là nền, là gốc... và nghĩa dẫn thân cơ là cơ đồ, là sự nghiệp, là vận mệnh của cả một vương triều v.v... Vế trên của câu đối là hận (ân hân) – từ chỉ sự trừu tượng, thì vế dưới đối lại phải là một từ có tính chất cũng trừu tượng, cho nên dùng chữ cơ (cơ đồ) là chuẩn xác và hợp lý hơn là từ thân (thân thể). Rõ là đầy sức thuyết phục Tôi nhớ mãi câu nói cảm ơn của tôi khi đó: Thưa thầy! đúng là “Nhất tự thiên kim” vậy.
Trước hết, hai câu này không phải là hai câu đối, mà phải coi là một lời than thở hay một sự đúc kết kinh nghiệm ở đời, là những câu ở cuối một bài thơ. Cái chữ bị sứt ấy, phải là chữ thân.
Nhất thất túc thành thiên cổ hận. Tái hồi đầu, thị bach niên thân. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì ôm hận mãi mãi. Ngoái đầu nhìn lại thì mình chỉ còn cái thân già yếu . Rất đúng với tâm tư của người có hoài bão lớn nhưng “lỡ thời”
Nếu thay chữ thân bằng chữ cơ, nghĩa là cơ nghiệp, là sự nghiệp, thì sẽ có:
Nhất thất túc thành thiên cổ hận. Tái hồi đầu,thị bach niên cơ. Nghĩa là: Một lần sẩy chân (= một lần cẩu thả, một lần hẫng hụt, một lần sa ngã) thì phải ôm hận mãi mãi. Ngoái đầu nhìn lại thì mình đã có cơ nghiệp trăm năm . Như vậy thì cái sự “thất túc”, cái sự “sẩy chân” kia chẳng liên quan đến cơ nghiệp, chẳng gây nên hậu quả gì cả, chẳng đáng phải mang hận mãi mãi.
Rõ ràng là, việc đặt chữ cơ ở cuối câu thứ hai (thay cho chữ thân) là một sai lầm nghiêm trộng, một ý kiến thiếu suy nghĩ, sự biện luận cho ý kiến đó là một việc làm gượng ép, vô nghĩa. Vậy mà cũng có vị PGS TS đành giá là “nhất tự thiên kim”. Theo các từ điển Từ nguyên và Từ hải thì thiên kim 千金 nghĩa là một ngàn cân vàng, mà mỗi cân ở Trung Quốc từ thời Đường bằng 666g, sau đó giảm dàn, đến thời Thanh là 596g và hiện nay quy định là 500g. Hóa ra, một chữ suy luận sai rành rành của nhà giáo Nguyễn Lân cũng có giá hơn nửa tấn vàng cơ đây!
Phải chăng, vì quá yêu mến, quá tin tưởng ở trí tuệ của Thầy, hay là vì hiệu ứng đám đông, khi đã khen ai thì mọi người cứ xúm vào khen thật hết lời, cho nên sau hàng chục năm mà vị PGS TS này vẫn không nhận ra cái sai rành rành của ông Thầy?
Xin nói rõ về xuất xứ của hai câu thơ kia. Nguyễn Trường Tộ
Nhà danh họa kiêm học giả, thi nhân nổi tiềng đời Minh là Đường Dần đã viết: Nhất thất túc thành thiên cổ tiếu 一失足成千古笑, Tái hồi đầu thị bách niên nhân 再回头是百年人(Một lần sảy chân, trở thành trò cười mãi mãi. Quay đầu nhìn lại thì mình đã trở thành người già cả. Đó là sự chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời của mình.
Đường Dần 唐寅 (1470 – 1524) còn gọi là Đường Bá Hổ, quê ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô, là người thông minh, học giỏi. Năm 1498, đỗ Giải nguyên (đỗ đầu Cử nhân) tại trường thi ở phủ Ứng Thiên (Nam Kinh). Năm sau, ông cùng đi với người bạn tên là Từ Kinh 徐 經 đến kinh đô để thi hội. Ông làm bài rất tốt, quan chủ khảo là Lễ bộ Thị lang Trình Mẫn Chính 程政敏 rất phục tài, nhưng người ta phát hiện ra việc Từ Kinh đút lót tiền cho tên đầy tớ của quan chủ khảo để lấy đề thì nên ông cũng bị vạ lây, bị nhốt vào ngục và bị tước danh hiệu Giải nguyên. Về sau, triều đình xét thây ông vô can nên được trả lại danh hiệu Giải nguyên nhưng đã lỡ mất kỳ thi lần này. Từ dó, ông chán ghét con đường thi cử, quyết từ bỏ con đường công danh, chỉ thích du ngoạn, vẽ tranh và làm thơ. Tuy không bước vào làng khoa bảng và không làm quan to nhưng ông rất nổi tiếng, được người đời xếp vào nhóm “Minh tứ gia”, gồm bốn nhà danh họa nổi tiếng nhất dưới thời nhà Minh. Bởi vậy, đối v ới ông, sự “sẩy chân” trở thành “trò cười mãi mãi”. Phải chăng, vì rất nổi tiếng nên ông thấy mình đã trở thành “bách niên nhân” nghĩa là người sống lâu (theo nghĩa bóng), mặc dầu tuổi thọ của ông không cao.
Đến đời Thanh, tiểu thuyết gia Ngụy Tú Nhân 魏秀仁 , tức Ngụy Tử An 魏子安 (1819 – 1873) đã cải biên hai câu thơ kia của Đường Dần, thành ra Nhất thất túc thành thiên cổ hận 一 失 足 成 千 古 恨,Tái hồi đầu thị bách niên thân 再 回 頭 是 百 年 身 để làm hai câu cuối ở một bài thơ “thất ngôn bát cú” trong tiểu thuyết Hoa nguyệt ngấn 花月痕. Toàn văn bài thơ như sau:
芳 心 怕 載 春 愁 重, Phương tâm phạ tải xuân sầu trọng,
花 里 相 思 讓 與 君. Hoa lý tương tư nhượng dữ quân.
滌 盡 千 年 尘 上 夢, Địch tận thiên niên tiêm thướng mộng,
君 心 應 似 藕 玲 瓏. Quân tâm ưng tự ngẫu linh lung.
相 思 未 必 能 相 見, Tương tư vị tất năng tương kiến,
夜 雨 春 愁 萬 点 红. Dạ vũ xuân sầu vạn điểm hồng.
一 失 足 成 千 古 恨, Nhất thất túc thành thiên cổ hận,
再 回 頭 是 百 年 身. Tái hồi đầu thị bách niên thân.
Hai câu do Ngụy Tú Nhân cải biên từ thơ của Đường Dần đã được người đời truyền tụng vì có tính khái quát cao, có thể vận dụng cho rất nhiều người, vì mấy ai từng gặp hoạn nạn mà về sau được vinh dự như Đường Dần? Hẳn là, khi còn sống, Nguyễn Trường Tộ.và những người đồng cảm với ông thường nhắc đến hai câu thơ “cải biên” này.
Tác giả gửi Quê ChoaBài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả